Cách lấy lòng sếp, nhân viên nào cũng cần biết

Google News

Cách lấy lòng sếp không phải bằng việc "nịnh bợ" để lấy lòng, mà là tìm cách để có được sự tin cậy của sếp.

Khi đi làm, ai cũng muốn lấy lòng sếp, được sếp tin tưởng và trọng dụng bởi sếp là người quyết định sự thăng tiến của bạn trong công ty. Những để lấy lòng sếp là việc không đơn giản, nó đòi hỏi chúng ta phải khôn khéo trong cách ứng xử, lời nói. Sau đây sẽ đưa ra một số cách lấy lòng sếp mà chúng tôi tổng hợp và đúc kết được.
1/ Đi làm sớm
Nghiên cứu của Trường Kinh doanh Michael G. Foster, ĐH Washington cho rằng những nhân viên đến văn phòng sớm thường được đánh giá là những người tận tụy hơn và làm việc hiệu quả hơn những người đến muộn. Trong khi họ không quan tâm tới việc những người tới muộn có thể sẽ ở lại công sở muộn hơn những người đến sớm.
Nếu bạn thấy mình làm việc hiệu quả hơn trong khung giờ từ 10 giờ tới 6 giờ, thay vì từ 9 giờ tới 5 giờ, hãy giải thích với sếp tình huống của mình và chấp nhận đối mặt với khả năng “tư duy thiên vị buổi sáng” của họ.
2/ Đưa ra những đề nghị thay vì những lời phàn nàn
Cach lay long sep, nhan vien nao cung can biet
Ảnh minh họa. 
Nói chung, đây là một thói quen quan trọng mà bạn nên xây dựng. Trong mối quan hệ với sếp, điều này càng trở nên quan trọng. Sự khác biệt nằm ở chỗ, một lời phàn nàn với nội dung: “Điều này thật tồi tệ/ Anh thật tồi tệ”, có thể được nói dưới dạng một đề nghị là: “Tôi muốn việc này diễn ra theo cách… thay vì như vậy”. Những lời phàn nàn thường đem lại cảm giác buộc tội và trẻ con, trong khi những lời đề nghị tạo cảm giác về sự tôn trọng, hợp lý và tập trung vào giải pháp.
3/ Siêng năng, cần cù
Chẳng sếp nào lại muốn trả lương cho nhân viên của mình sử dụng giờ làm việc để làm việc riêng hay cứ ngồi chờ hết giờ lại về. Cho dù sếp bạn là người dễ dãi, bạn cũng phải có thái độ làm việc thật nghiêm túc, khi công việc đã xong bạn nên kiểm tra kỹ có gì sai sót hay không? Đôi khi việc kiểm tra đó cũng giúp bạn phát hiện ra điều gì mới mẻ để rút kinh nghiệm làm tốt hơn ở những lần sau. Bạn cũng có thể giúp đỡ các đồng nghiệp trong công việc của họ, như thế sếp sẽ nhận ra bạn rất nhiệt tình trong công việc.
Mời quý độc giả xem Video: "Phục sát đất" chiêu lấy lòng mẹ chồng của nàng dâu khôn ngoan (Nguồn video: Bí ẩn nhân quả kì lạ)L
4/ Chủ động với phát triển sự nghiệp của chính bạn
Nhiều nhân viên thường có xu hướng “chờ để được cất nhắc”, trong khi có những nhân viên hiểu rằng, họ làm chủ số phận của chính mình trong vấn đề sự nghiệp và tự xác định mình muốn đạt tới mục tiêu nào, làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Hầu hết các sếp, trừ các sếp tồi, thích dạng nhân viên thứ hai, và muốn hỗ trợ những nhân viên này.
Chẳng hạn, thay vì đợi sếp trao cho bạn những cơ hội mới, hãy đề nghị với sếp những gì bạn muốn. Xác định xem bạn quan tâm tới điều gì, và đề nghị được trao những cơ hội cụ thể để phát triển trong lĩnh vực đó. Chẳng hạn, nếu bạn muốn trở thành một nhà quản lý, thử hỏi sếp cho bạn quản lý một nhân viên thực tập, hay trưởng nhóm dự án.
5/ Tôn trọng sếp
Đối với sếp kém hơn mình về trình độ và kinh nghiệm, bạn không nên “vượt mặt” vì dẫu sao cũng là sếp của mình, khi có ý tưởng hay ý kiến gì muốn trình bày với ban lãnh đạo, bạn nên trao đổi với Sếp trước khi đưa lên ban lãnh đạo cao hơn.
Với sếp là người đứng tuổi bạn nên cẩn trọng lời ăn tiếng nói, kể cả lời khen vì đôi khi lời khen trở thành nịnh bợ. Người lớn tuổi thường hay bảo thủ vì vậy bạn cần phải biết lắng nghe và tiếp nhận để tránh làm phật lòng Sếp. Khi có một ý kiến gì muốn đề xuất bạn nên chuẩn bị đầy đủ lí do và hướng giải quyết trước khi trình bày.
6/ Hòa đồng với các đồng nghiệp trong cơ quan
Dù ở môi trường nào, sự hòa đồng là điều kiện cần thiết. Không thể để sự cạnh tranh, ghen tị, bức bách nhau chen lấn vào công việc. Vì làm việc trong một môi trường mà ai cũng kèn cựa, khó chịu, nói bóng nói gió nhau thì thật là một môi trường không trong sạch.
Tất cả mọi người phải hòa đồng, vui vẻ để tạo tâm lý thoải mái trong công việc. Và hòa động cũng giúp tình cảm gắn bó, yêu thương quan tâm lẫn nhau trong cả cuộc sống. Chỉ có sự hòa đồng mới giúp chúng ta làm việc nhóm được hiệu quả hơn.
7/ Chứng tỏ là bạn có ý định làm lâu dài ở công ty
Những nhân viên trẻ thường có xu hướng không làm ở một công ty lâu dài. Tuy nhiên, bạn nên tỏ ra hứng thú làm cho công ty mình dài hạn bằng cách nắm bắt khách hàng và sản phẩm trọng tâm và tìm cách để phát triển công ty. Nhờ đó, bạn có thể vừa phát huy khả năng làm việc lại vừa có thể "lọt vào mắt xanh" của sếp.
Trong chúng ta ai cũng muốn vươn lên trong sự nghiệp bằng sự nổ lực của bản thân và khả năng, tuy nhiên sự khéo léo trong cách lấy lòng sếp cũng là một chìa khóa giúp bạn thành công.
Theo Dương Hoàng Lan/Phununews

>> xem thêm

Bình luận(0)