Các nước chạy đua tịch thu tài sản của tỷ phú Nga... liệu có dễ?

Google News

Chính trị gia trên khắp thế giới tỏ ra cứng rắn khi liên tục đưa ra biện pháp tịch thu tài sản của giới thượng lưu Nga sau khi đất nước này tấn công Ukraine.

Tài sản của giới siêu giàu Nga đang trở thành mục tiêu trừng phạt hàng đầu của phương Tây. Tuy nhiên, việc tịch thu và đóng băng những tài sản này không đơn giản như tưởng tượng. Trên thực tế, có nhiều lớp công ty vỏ bọc và khối tài sản khổng lồ ẩn trong các thiên đường thuế.

Cac nuoc chay dua tich thu tai san cua ty phu Nga... lieu co de?

Giới tinh hoa có thể chuyển tài sản cho người thân hoặc trong trường hợp sở hữu siêu du thuyền và máy bay phản lực tư nhân, họ có thể đưa chúng đến những khu vực pháp lý quá tầm với trừng phạt. Bên cạnh đó, tiền mã hóa cũng khiến cuộc săn lùng này trở nên phức tạp hơn.

Sự khác biệt chính, theo các luật sư, nhà kinh tế và các quan chức của chính phủ được Bloomberg phỏng vấn, là các biện pháp trừng phạt có thể được thông qua tương đối nhanh chóng, tuy nhiên thu giữ tài sản là các bước bao gồm một quy trình pháp lý có thể tốn rất nhiều thời gian.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden tuyên bố sẽ trừng phạt 8 tỷ phú Nga và gia đình của họ. Trong bài phát biểu liên bang, ông Biden cũng giới thiệu đơn vị có nhiệm vụ thi hành hoạt động thu hồi tài sản mang tên KleptoCapture. Đơn vị này sẽ có mặt không chỉ ở Mỹ mà còn bổ sung lực lượng xuyên Đại Tây Dương.

Ngoài ra, mức độ hợp tác của các chính phủ là chưa từng có tiền lệ, với các lệnh trừng phạt song song được đưa ra ở Liên minh châu Âu, Anh và Mỹ, trong khi một cơ quan giám sát tài chính toàn cầu đang thảo luận về cách tiếp cận theo dõi dòng tiền của Nga để hạn chế việc trốn tránh lệnh trừng phạt.

Song, sự hiệu quả của các biện pháp trừng phạt này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các ông chủ người Nga vốn tích lũy tài sản từ nhiều thập kỷ trước và tái đầu tư vào các doanh nghiệp hợp pháp. Đây là lý do vì sao việc tịch thu tài sản đặc biệt khó khăn đối với giới tài phiệt nước này.

Alex Iftimie, một đối tác tại Morrison & Foerster và là cựu quan chức an ninh quốc gia cấp cao tại Bộ Tư pháp cho biết, quá trình thu giữ tài sản đòi hỏi một quy trình pháp lý dân sự hoặc hình sự với sự chấp thuận của tòa án.

Ori Lev - đối tác của hãng luật Mayer Brown, cựu lãnh đạo bộ phận thực thi của Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ - cho biết chủ sở hữu vẫn có khả năng khiếu nại hoặc khởi kiện đối với tài sản bị phong tỏa theo lệnh trừng phạt.

Công ty vỏ bọc là trở ngại đáng gờm cho các nước này. Rebecca Lee – Giám đốc tác động của OpenCor Enterprises – cho biết việc thành lập và kết hợp hàng trăm công ty vỏ bọc sẽ tạo nên mạng lưới phức tạp trên toàn cầu. Những công ty này nằm ở khu vực pháp lý lỏng lẻo và thường không thể truy ra ai là người đứng sau.
Theo Huy Nguyễn/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)