Theo Hiệp hội cảng biển Việt Nam, đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Một số cảng có mức giảm sâu như: Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải (TCTT) giảm 28%; Cảng Sài Gòn - SSA (SSIT) giảm 15,3%; Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT) và Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) tuy sản lượng tăng nhưng không như kỳ vọng.
Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải (TCTT)
Lý giải nguyên nhân hàng hóa qua cảng biển tăng trưởng chậm hoặc giảm nhẹ, các chuyên gia kinh tế cho rằng, do chi phí vận chuyển tăng nhiều lần so với thời điểm chưa có dịch, tình hình xung đột giữa Nga - Ukraine đẩy giá dầu và nhiều loại nguyên, nhiên liệu tiếp tục tăng vọt. Ngoài ra, chính sách hạn chế đi lại, theo đuổi “Zero COVID” của Trung Quốc khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, mức tăng 2% của khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển tại Việt Nam là mức tăng trưởng thấp nhất trong vài năm gần đây, dù nước ta đã bước sang tình hình mới sau dịch COVID-19. Sở dĩ có việc này do hàng hóa nhập khẩu giảm, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nơi có tỷ trọng nhập khẩu rất lớn trong khi đang bị đứt gẫy chuỗi cung ứng. Cùng với đó, tín hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhiều nước tăng trưởng chậm lại; người dân và Chính phủ thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là những đối tác lớn của Việt Nam như EU, Mỹ... Nhu cầu nhập khẩu của các đối tác lớn cũng giảm nên các doanh nghiệp trong nước chủ động giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu.
>>> Mời độc giả xem thêm video Toàn cảnh Cảng Cái Rồng, trung tâm kinh tế của Vân Đồn: