Trong đó, có 11 tuyến nội Á; 3 tuyến đi châu Âu; 21 tuyến đi Mỹ. Đây được xem là một bước phát triển nhảy vọt, chưa từng xảy ra trong suốt 12 năm khai thác của cụm cảng biển Cái Mép - Thị Vải (CM-TV).
Điều này cũng cho thấy vị thế của CM-TV trong cộng đồng hàng hải quốc tế ngày càng được khẳng định. CM-TV có số lượng tuyến dịch vụ tàu mẹ đi Mỹ và châu Âu nhiều nhất khu vực Đông Nam Á và châu Á, chỉ sau Malaysia và Singapore.
Tàu trọng tải lớn cập cảng biển Cái Mép - Thị Vải.
Đánh giá từ các hãng tàu cho thấy, khu vực cảng nước sâu CM-TV có nhiều tiềm năng trở thành một khu vực cảng trung chuyển thế giới. Vì vậy, chủ trương của Bộ Giao thông – Vận tải về việc đón các tàu siêu lớn vào khu vực CM-TV làm hàng không chỉ là giải pháp giải quyết bài toán về vận tải biển của Việt Nam mà việc hình thành trục vận tải từ CM-TV đến châu Mỹ, Âu còn là bước đầu để thu hút các hàng trung chuyển quốc tế.
Hiện cảng tại TP HCM không đủ điều kiện tiếp nhận các cỡ tàu trên 80 ngàn tấn, hầu hết các container xuất nhập khẩu trong khu vực vẫn phải trung chuyển đến cảng trung chuyển các nước trong khu vực. Điều này đã làm cho mỗi một TEU container khi đem đi xuất khẩu sẽ tốn thêm gần 200 USD cho chi phí bốc xếp hàng, chuyển tải lại tại các bến cảng của nước khác.
Nếu trung tâm trung chuyển quốc tế CM-TV được hình thành, hàng hóa xuất khẩu sẽ có thể đi trực tiếp các thị trường xa, thì ít nhất 29% khối lượng các container xuất nhập khẩu tại khu vực phía Nam không cần trung chuyển qua các cảng tại Singapore hay Hongkong mà trực tiếp từ CM-TV.
>>> Mời độc giả xem thêm video Toàn cảnh Cảng Cái Rồng, trung tâm kinh tế của Vân Đồn: