5 mánh khóe của rạp chiếu phim mà nhân viên không bao giờ tiết lộ

Google News

Trong các rạp chiếu phim luôn có những bí mật kinh doanh mà những nhân viên dù nghỉ việc rồi cũng chưa dám tiết lộ.

Với sự bùng nổ của nhiều bom tấn phòng vé, việc đi xem phim ngoài rạp trở thành sở thích của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, các cặp đôi yêu nhau. Khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày đang đến gần, các rạp chiếu phim chắc chắn sẽ là một điểm đến mà các bạn trẻ chọn lựa. Thế nhưng, trong rạp chiếu phim luôn có những bí mật nhạy cảm mà không phải ai cũng biết.
5 manh khoe cua rap chieu phim ma nhan vien khong bao gio tiet lo
 
Vị trí ngồi xem tốt nhất trong rạp
Nhiều người thường có thói quen ngồi trên những hàng ghế cao nhất để xem phim vì nghĩ rằng vị trí này sẽ nhìn được bao quát cả rạp. Tuy nhiên, đối với những phòng chiếu nhỏ có từ 10 đến 15 hàng ghế, bạn nên chọn mua vé ở hàng thứ 5 - 6 (hàng E - F) là phù hợp nhất. Đối với phòng chiếu có 16 - 20 hàng ghế, hàng ghế số 7, 8 (hàng G - H) là vị trí bạn nên chọn. Những phòng chiếu lớn có 21 - 25 hàng ghế, tốt nhất bạn nên ngồi ở hàng 9, 10 (hàng I - J).
Trong trường hợp không lựa chọn được những vị trí như mong muốn, bạn không nên ngồi quá sát màn hình ở khoảng hàng A - B - C - D, vì sẽ khiến bạn nhanh mỏi mắt gây nên choáng hoặc đau đầu.
Rạp chiếu nào cũng có camera
Bạn đừng nghĩ rạp chiếu tắt hết đèn thì các bạn có thể làm gì tùy ý mà không bị ai nhìn thấy. Nhưng tất cả các hệ thống rạp chiếu phim hiện nay đều có gắn camera. Các camera hồng ngoại này được lắp tại các vị trí cao để có thể quan sát được toàn rạp và hình ảnh ghi lại trong bóng tối đều vô cùng rõ nét. Luôn có một bộ phận an ninh quan sát những hình ảnh này.
Hệ thống camera nhằm đảm bảo an ninh cho khách hàng cũng như cho rạp chiếu phim. Bất kỳ khi nào sự cố xảy ra, ban quản lý có thể xem lại video một cách nhanh chóng để xác nhận sự việc.
Combo bỏng nước chẳng tiết kiệm hơn là bao
Khi lựa chọn menu của rạp chiếu phim, chúng ta luôn thấy những quảng cáo về các combo tiết kiệm được thiết kế bắt mắt, nổi bật. Khách hàng luôn có xu hướng nghĩ rằng mua combo sẽ tiết kiệm hơn là mua lẻ từng món. Tuy nhiên nếu bạn nhẩm tính giá thì sẽ thấy sự thật là khoảng chênh lệch không có khác biệt gì lớn.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên mua đồ ăn trong rạp chiếu phim vì thực đơn không đa dạng và giá thì cao hơn rất nhiều so với bên ngoài. Không phải tiền vé phim, nguồn thu từ việc bán đồ ăn và những thứ liên quan mới là nguồn thu chính của hoạt động kinh doanh chiếu phim.
Bắp rang bơ có thể là đồ bán ế từ hôm trước
Món ăn không thể thiếu trong rạp chiếu phim hẳn nhiên là bắp rang bơ. Món ăn này có thể để trong vài ngày mà không bị biến đổi về mùi vị. Đây là tiết lộ của một nhân viên trong rạp chiếu phim. Nếu bắp rang được làm ra không bán hết trong ngày thì các nhân viên sẽ gói kín chúng lại rồi cất đi.
Ngày hôm sau, những gói bắp rang này sẽ được làm nóng cho thơm và giòn để tiếp tục bán cho khách hàng. Vì vậy, nếu bạn xem phim vào những suất chiếu sớm buổi sáng, bạn hoàn toàn có thể mua phải những bịch bắp rang được để từ ngày hôm trước.
Cho thêm chất phụ gia vào bắp rang bơ
Khi lựa chọn một rạp chiếu để xem phim, bạn sẽ dựa theo những tiêu chí gì? Chắc chắn sẽ là những rạp có phòng chiếu chất lượng tốt và bắp rang phải thật ngon. Chính vì vậy, nhiều hệ thống rạp đã chú tâm làm sao để hương vị của bắp rang ngon hơn. Ngoài bắp rang vị phomai, caramen, bắp rang bơ truyền thống đôi khi không sử dụng dầu ăn hoặc bơ mà thay bằng chất phụ gia là hỗn hợp dầu dừa và dầu hạt cải để bắp rang có mùi thơm và vị ngon hơn.
Theo H.M (Tổng hợp) (Khám phá)

>> xem thêm

Bình luận(0)