Chuẩn bị mâm cỗ cúng cô hồn gồm những món gì đặc biệt?

Google News

(Kiến Thức) - Theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Việt Nam, tháng 7 âm lịch có ngày “xá tội vong nhân” nên nhiều người thường chuẩn bị mâm cơm cúng cô hồn trước nhà để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình.

Ngoài mâm cơm cúng tổ tiên để tỏ lòng thành kính, báo hiếu, nhớ đến tổ tiên, những người họ hàng đã khuất thì mâm cỗ cúng cô hồn cũng rất quan trọng, cần cúng đúng để không gặp xui xẻo trong tháng 7 cũng như tích đức, tích phước cho con cháu, xóa tội cho vong linh của gia đình dưới suối vàng.
Chuan bi mam co cung co hon gom nhung mon gi dac biet?
Mâm cỗ cúng cô hồn phải đầy đủ. 
Để cúng chúng sinh, người ta hay thắp hương, đèn (hoặc nến); gạo, muối, nước lã là những đồ cúng thô hầu như luôn có, kèm theo là các món như bánh kẹo, trái cây, mía, bỏng ngô…. Một món đặc biệt hay gặp trong mâm cỗ cúng cô hồn là món cháo loãng, người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.
Mâm lễ cúng cô hồn nên cúng hoàn toàn bằng đồ chay để không khơi dậy “tham, sân, si”. Nhiều gia đình chuẩn bị mâm cỗ mặn với rất nhiều món ăn vì cho rằng như vậy là tốt. Nhưng quan niệm này không đúng. Nếu cúng cô hồn bằng những món mặn, sẽ khơi dậy “lòng tham” ở những vong hồn và khiến họ không thể siêu thoát, quanh quẩn ở dương gian quấy nhiễu người trần, thậm chí là quấy nhiễu chính gia chủ đã sắp mâm cơm cúng mời họ.
Chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn:
- Muối gạo (1 đĩa).
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt.
- 12 cục đường thẻ.
- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc. Trong đó, tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
- Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc...
- Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm).
- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
- Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.
Thời gian cúng
Chuan bi mam co cung co hon gom nhung mon gi dac biet?-Hinh-2
Mọi người có thể sắm lễ cúng cô hồn từ ngày mùng 1 cho đến ngày Rằm tháng 7 Âm lịch vào buổi chiều tối là chuẩn nhất. 
Theo Đại đức Thích tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột (Hà Nội) cho hay, tín ngưỡng dân gian Việt Nam coi tháng 7 là tháng cô hồn (hay còn gọi là tháng ma quỷ). Từ mùng 2/7 – 12/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan “thả cửa” cho ma quỷ và kết thúc sau 12 giờ đêm của rằm tháng 7 phải quay lại địa ngục. Các cô hồn được xoá tội, thoát về dương thế, vất vưởng khắp nhân gian. Vì các cô hồn thường sợ ánh sáng, không dám đến đón nhận những đồ vật phẩm cúng bố thí nên mọi người nên chọn cúng vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn, cô hồn dễ nhận được đồ mà các gia chủ cúng.
Đặt lễ cúng trước cửa nhà (hay nơi đang buôn bán).
- Sau khi cúng xong, các vật phẩm cúng cô hồn không đem vào nhà. Đồ mã đốt ngay tại chỗ, còn đĩa muối, gạo rải ra tám hướng. Sau đó tiến hành đốt vàng mã.
- Theo các chuyên gia, với mâm cúng phật thì chỉ chuẩn bị đồ chay, còn với mâm cúng ông bà, tổ tiên hay cúng cô hồn tháng 7 thì có thể cúng các đồ mặn.
- Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.
Buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở vài nơi, người ta cho phép trẻ con cướp (cỗ) cô hồn khi việc cúng được tiến hành xong.
Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)