Tiến sĩ Marie Běhounková từ Đại học Charles (Cộng hòa Czech) cùng các cộng sự của mình đã tìm ra bằng chứng cho thấy đại dương dưới bề mặt của Europa có thể là một môi trường thích hợp cho sự xuất hiện của sự sốngCụ thể, sau khi phân tích mô hình chi tiết các phần đá của Europa có thể uốn cong và nóng lên dưới lực hút của sao Mộc, các nhà khoa học đã tìm thấy nơi nhiệt tản ra. Lớp phủ đá bên dưới đại dương ngầm của hành tinh có thể bị tan chảy, làm tăng khả năng xuất hiện núi lửa dưới đáy biển. Europa có lõi trong cùng là một khối sắt lỏng, bao quanh là một lớp phủ đá, lớp tiếp theo là một đại dương ngầm, trên cùng là vỏ băng vĩnh cửu. Từ lâu các nhà khoa học NASA đã nghi ngờ đại dương ngầm này có thể chứa đựng sự sống ngoài hành tinh.Để hành tinh này có thể sống, nó cần được sưởi ấm và cung cấp năng lượng bởi các hoạt động địa chất, bao gồm núi lửa. Các nhà khoa học tin rằng, núi lửa ngầm có nhiều khả năng xảy ra gần các cực của Europa - vĩ độ nơi tỏa ra nhiều nhiệt nhất.Tương tự như trên Trái đất, những hệ thống thủy nhiệt nằm dưới đáy đại dương ở khu vực Hawaii hay Nam Cực được cho là nơi khởi nguyên của sự sống, bắt đầu từ việc nước biển tiếp xúc với magma nóng, tạo ra năng lượng hóa học nuôi dưỡng những dạng sống sơ khai.Trước đó, các nhà khoa học cho biết, lớp băng dày trên bề mặt giúp bảo vệ môi trường trong lòng đại dương của Europa khỏi bức xạ từ vũ trụ. Việc thu thập mẫu các luồng khí này có thể giúp con người trả lời câu hỏi về khả năng sự sống tồn tại bên dưới các đại dương của Europa.Europa là một trong 6 mặt trăng của sao Mộc. Mặt trăng này được đánh giá là có nhiều thành phần thiết yếu cho sự sống, cụ thể là dạng sống mà chúng ta đã biết, gồm nước, năng lượng và một số vật liệu carbon.Đại dương của Europa được tính toán nằm dưới lớp băng dày từ 15-25 km, với độ sâu từ 60-150 km. Dù Europa có kích thước nhỏ hơn cả mặt trăng của Trái Đất, đại dương trên Europe được cho là chứa lượng nước lớn hơn đại dương của chúng ta.Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, sự cân bằng hóa học của những đại dương trên Mặt Trăng của sao Mộc tương tự như Trái Đất. Có đủ hydro và oxy để hình thành sự sống kể cả khi không có hoạt động núi lửa ở Europa.Do tiềm năng của Mặt Trăng này, NASA đã đưa kế hoạch tiến hành nhiệm vụ Europa vào những năm 2020. Trong khi đó, nhóm nghiên cứu dự định tìm hiểu tiếp về các yếu tố khác cần cho sự tạo thành sự sống như carbon, nitơ, phốt pho và lưu huỳnh…Europa được đánh giá là một trong những vật thể tiềm năng nhất thuộc hệ mặt trời có thể duy trì sự sống. Ngoài Europa, vệ tinh Enceladus của sao Thổ cũng được coi là một vật thể duy trì sự sống tiềm năng ở gần Trái Đất.So với sao Hỏa, Europa thậm chí tồn tại nhiều yếu tố hỗ trợ sự sống hơn so với các sa mạc bao phủ khắp bề mặt hành tinh Đỏ.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Tiến sĩ Marie Běhounková từ Đại học Charles (Cộng hòa Czech) cùng các cộng sự của mình đã tìm ra bằng chứng cho thấy đại dương dưới bề mặt của Europa có thể là một môi trường thích hợp cho sự xuất hiện của sự sống
Cụ thể, sau khi phân tích mô hình chi tiết các phần đá của Europa có thể uốn cong và nóng lên dưới lực hút của sao Mộc, các nhà khoa học đã tìm thấy nơi nhiệt tản ra. Lớp phủ đá bên dưới đại dương ngầm của hành tinh có thể bị tan chảy, làm tăng khả năng xuất hiện núi lửa dưới đáy biển.
Europa có lõi trong cùng là một khối sắt lỏng, bao quanh là một lớp phủ đá, lớp tiếp theo là một đại dương ngầm, trên cùng là vỏ băng vĩnh cửu. Từ lâu các nhà khoa học NASA đã nghi ngờ đại dương ngầm này có thể chứa đựng sự sống ngoài hành tinh.
Để hành tinh này có thể sống, nó cần được sưởi ấm và cung cấp năng lượng bởi các hoạt động địa chất, bao gồm núi lửa. Các nhà khoa học tin rằng, núi lửa ngầm có nhiều khả năng xảy ra gần các cực của Europa - vĩ độ nơi tỏa ra nhiều nhiệt nhất.
Tương tự như trên Trái đất, những hệ thống thủy nhiệt nằm dưới đáy đại dương ở khu vực Hawaii hay Nam Cực được cho là nơi khởi nguyên của sự sống, bắt đầu từ việc nước biển tiếp xúc với magma nóng, tạo ra năng lượng hóa học nuôi dưỡng những dạng sống sơ khai.
Trước đó, các nhà khoa học cho biết, lớp băng dày trên bề mặt giúp bảo vệ môi trường trong lòng đại dương của Europa khỏi bức xạ từ vũ trụ. Việc thu thập mẫu các luồng khí này có thể giúp con người trả lời câu hỏi về khả năng sự sống tồn tại bên dưới các đại dương của Europa.
Europa là một trong 6 mặt trăng của sao Mộc. Mặt trăng này được đánh giá là có nhiều thành phần thiết yếu cho sự sống, cụ thể là dạng sống mà chúng ta đã biết, gồm nước, năng lượng và một số vật liệu carbon.
Đại dương của Europa được tính toán nằm dưới lớp băng dày từ 15-25 km, với độ sâu từ 60-150 km. Dù Europa có kích thước nhỏ hơn cả mặt trăng của Trái Đất, đại dương trên Europe được cho là chứa lượng nước lớn hơn đại dương của chúng ta.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, sự cân bằng hóa học của những đại dương trên Mặt Trăng của sao Mộc tương tự như Trái Đất. Có đủ hydro và oxy để hình thành sự sống kể cả khi không có hoạt động núi lửa ở Europa.
Do tiềm năng của Mặt Trăng này, NASA đã đưa kế hoạch tiến hành nhiệm vụ Europa vào những năm 2020. Trong khi đó, nhóm nghiên cứu dự định tìm hiểu tiếp về các yếu tố khác cần cho sự tạo thành sự sống như carbon, nitơ, phốt pho và lưu huỳnh…
Europa được đánh giá là một trong những vật thể tiềm năng nhất thuộc hệ mặt trời có thể duy trì sự sống. Ngoài Europa, vệ tinh Enceladus của sao Thổ cũng được coi là một vật thể duy trì sự sống tiềm năng ở gần Trái Đất.
So với sao Hỏa, Europa thậm chí tồn tại nhiều yếu tố hỗ trợ sự sống hơn so với các sa mạc bao phủ khắp bề mặt hành tinh Đỏ.