Red Bull là một thương hiệu không còn xa lạ với việc tài trợ cho những sự kiện mang tính phiêu lưu mạo hiểm đỉnh cao. Trong số những pha mạo hiểm do Red Bull khởi xướng, có lẽ đáng chú ý nhất là " cú nhảy từ vũ trụ" do Felix Baumgartner thực hiện năm 2012.Ngày 16/10/2012, cả thế giới đã hướng về bầu trời bang New Mexico (Mỹ). Ở đó có Felix Baumgartner, một phi hành gia người Áo, người được ví là "kẻ thách thức tử thần" khi quyết định thực hiện một cú nhảy từ... vũ trụ.Để biến kế hoạch trên thành hiện thực, đội ngũ marketing của Red Bull đã làm việc trong nhiều năm, chiêu mộ hàng chục kỹ sư, nhà sinh lý học và kỹ thuật viên. Sau đó, họ thuê Felix Baumgartner – người nhảy dù chuyên nghiệp với biệt danh "Felix liều lĩnh".Nhóm của Red Bull đã tạo ra một bộ đồ mặc trong không gian dành riêng có khoang đặc biệt để hỗ trợ Felix bay lên bầu khí quyển. Mục đích của họ là phá vỡ kỷ lục nhảy dù tự do từ máy bay bằng cách nhảy xuống từ độ cao 39.000m, xuyên qua tầng bình lưu sát rìa vũ trụ.Ở độ cao này, bạn đã có thể quan sát được Trái đất trông như thế nào, nên công chúng đều gọi thử thách của ông là "cú nhảy từ vũ trụ".Trên thực tế trước Baumgartner, kỷ lục nhảy tự do đang thuộc về đại tá không quân Mỹ Joe Kittinger vào tháng 8/1960, ở độ cao 31.332m. 52 năm sau, Baumgartner quyết định phá sâu kỷ lục đó, với mục tiêu chạm đến vận tốc rơi vượt qua cả tốc độ âm thanh.Trước ngày ra mắt, Red Bull đã quảng cáo sự kiện này rầm rộ. Họ coi sự kiện này là một sứ mệnh khoa học chứ không đơn thuần là một chiến dịch quảng cáo. Công ty còn lên kế hoạch để kiếm được tiền trên các nền tảng như YouTube, Facebook, Twitter và Instagram.Sáng ngày 14/10/2012, tại một sân bay ở Roswell, New Mexico, quá trình bay lên của Felix được phát trực tiếp bằng camera GoPro, gắn kèm thương hiệu Red Bull nổi bật. Ông đã cố gắng giữ nhịp tim và nhịp thở bình thường trong suốt 5 giờ đồng hồ dù gặp phải một số khó khăn trong hành trình.Sau nhiều lần trì hoãn vì lý do thời tiết, Baumgartner rốt cục đã rơi tự do suốt 4 phút 20 giây, tốc độ lên tới 1342 km/h - vượt qua cả tốc độ âm thanh. Con số này không hề là "nổ", vì nó đã được Hiệp hội Hàng không quốc gia Mỹ công nhận.Xuống đến độ cao 1.500m, dù của Baumgartner bật mở, cuối cùng ông đáp xuống sa mạc nằm tại phía đông tiểu bang New Mexico sau tổng cộng 9 phút mà không phải chịu bất kỳ chấn thương nào.Toàn bộ quá trình thực hiện cú nhảy "thách thức tử thần" của Baumgartner đã được quay và phát trực tiếp trên YouTube, thu được số lượng người xem cùng thời điểm lên tới 8 triệu người - một kỷ lục tuyệt đối mà hiện vẫn chưa có ai phá được.Red Bull đã chứng kiến kết quả kinh doanh thăng hoa. Trong 6 tháng kể từ "cú nhảy vũ trụ", doanh thu tại Mỹ của họ tăng 7%, lên 1,6 tỷ USD và doanh thu toàn cầu năm 2012 tăng 13%, lên 5,2 tỷ USD. Red Bull cho biết chỉ riêng pha "đùa với tử thần" của Felix đã mang lại doanh thu hơn 500 triệu USD.Tấm hình chụp ông giơ bàn tay chiến thắng lúc đáp xuống sa mạc đăng tải trên Facebook cũng lập tức nhận được hơn 200.000 lượt "like", hàng chục ngàn lời bình luận và gần 30.000 lần chia sẻ chỉ trong vòng 40 phút. Trên Twitter, phân nửa các đoạn tweet đều liên quan đến phi hành gia người Áo.
Red Bull là một thương hiệu không còn xa lạ với việc tài trợ cho những sự kiện mang tính phiêu lưu mạo hiểm đỉnh cao. Trong số những pha mạo hiểm do Red Bull khởi xướng, có lẽ đáng chú ý nhất là " cú nhảy từ vũ trụ" do Felix Baumgartner thực hiện năm 2012.
Ngày 16/10/2012, cả thế giới đã hướng về bầu trời bang New Mexico (Mỹ). Ở đó có Felix Baumgartner, một phi hành gia người Áo, người được ví là "kẻ thách thức tử thần" khi quyết định thực hiện một cú nhảy từ... vũ trụ.
Để biến kế hoạch trên thành hiện thực, đội ngũ marketing của Red Bull đã làm việc trong nhiều năm, chiêu mộ hàng chục kỹ sư, nhà sinh lý học và kỹ thuật viên. Sau đó, họ thuê Felix Baumgartner – người nhảy dù chuyên nghiệp với biệt danh "Felix liều lĩnh".
Nhóm của Red Bull đã tạo ra một bộ đồ mặc trong không gian dành riêng có khoang đặc biệt để hỗ trợ Felix bay lên bầu khí quyển. Mục đích của họ là phá vỡ kỷ lục nhảy dù tự do từ máy bay bằng cách nhảy xuống từ độ cao 39.000m, xuyên qua tầng bình lưu sát rìa vũ trụ.
Ở độ cao này, bạn đã có thể quan sát được Trái đất trông như thế nào, nên công chúng đều gọi thử thách của ông là "cú nhảy từ vũ trụ".
Trên thực tế trước Baumgartner, kỷ lục nhảy tự do đang thuộc về đại tá không quân Mỹ Joe Kittinger vào tháng 8/1960, ở độ cao 31.332m. 52 năm sau, Baumgartner quyết định phá sâu kỷ lục đó, với mục tiêu chạm đến vận tốc rơi vượt qua cả tốc độ âm thanh.
Trước ngày ra mắt, Red Bull đã quảng cáo sự kiện này rầm rộ. Họ coi sự kiện này là một sứ mệnh khoa học chứ không đơn thuần là một chiến dịch quảng cáo. Công ty còn lên kế hoạch để kiếm được tiền trên các nền tảng như YouTube, Facebook, Twitter và Instagram.
Sáng ngày 14/10/2012, tại một sân bay ở Roswell, New Mexico, quá trình bay lên của Felix được phát trực tiếp bằng camera GoPro, gắn kèm thương hiệu Red Bull nổi bật. Ông đã cố gắng giữ nhịp tim và nhịp thở bình thường trong suốt 5 giờ đồng hồ dù gặp phải một số khó khăn trong hành trình.
Sau nhiều lần trì hoãn vì lý do thời tiết, Baumgartner rốt cục đã rơi tự do suốt 4 phút 20 giây, tốc độ lên tới 1342 km/h - vượt qua cả tốc độ âm thanh. Con số này không hề là "nổ", vì nó đã được Hiệp hội Hàng không quốc gia Mỹ công nhận.
Xuống đến độ cao 1.500m, dù của Baumgartner bật mở, cuối cùng ông đáp xuống sa mạc nằm tại phía đông tiểu bang New Mexico sau tổng cộng 9 phút mà không phải chịu bất kỳ chấn thương nào.
Toàn bộ quá trình thực hiện cú nhảy "thách thức tử thần" của Baumgartner đã được quay và phát trực tiếp trên YouTube, thu được số lượng người xem cùng thời điểm lên tới 8 triệu người - một kỷ lục tuyệt đối mà hiện vẫn chưa có ai phá được.
Red Bull đã chứng kiến kết quả kinh doanh thăng hoa. Trong 6 tháng kể từ "cú nhảy vũ trụ", doanh thu tại Mỹ của họ tăng 7%, lên 1,6 tỷ USD và doanh thu toàn cầu năm 2012 tăng 13%, lên 5,2 tỷ USD. Red Bull cho biết chỉ riêng pha "đùa với tử thần" của Felix đã mang lại doanh thu hơn 500 triệu USD.
Tấm hình chụp ông giơ bàn tay chiến thắng lúc đáp xuống sa mạc đăng tải trên Facebook cũng lập tức nhận được hơn 200.000 lượt "like", hàng chục ngàn lời bình luận và gần 30.000 lần chia sẻ chỉ trong vòng 40 phút. Trên Twitter, phân nửa các đoạn tweet đều liên quan đến phi hành gia người Áo.