"Siêu Trái đất" với khí quyển đầy nước đặc biệt

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học cho biết trong vũ trụ tồn tại một hành tinh, lớn gấp 6 lần Trái đất, có bầu khí quyển đầy nước, tồn tại cả ở dạng plasma.

Siêu Trái đất này có tên Gliese 1214b. Nó có một bầu khí quyển giàu nước. Tuy nhiên, nhiệt độ cao và áp suất của hành tinh khiến bầu khí quyển của nó khác xa Trái đất.
“Nhiệt độ và áp suất quá cao khiến cho nước trên hành tinh này không tồn tại ở dạng thường (bốc hơi, thể lỏng và thể rắn) mà ở dạng ion và plasma”- nhà nghiên cứu Norio Narita thuộc Trạm quan sát vũ trụ quốc gia Nhật cho biết.
 
Các nhà khoa học đã sử dụng 2 dụng cụ trên kính viễn vọng Subaru đặt tại Mauna Kea, Hawaii để nghiên cứu sự phát tán ánh sáng từ hành tinh này và kết hợp với kết quả của những lần nghiên cứu trước để đi tới kết luận này.
Hành tinh này nằm cách hệ Mặt trời 40 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Ophiuchus. Nó quay quanh một ngôi sao có nhiệt độ và trọng lượng thấp hơn, hình chữ M với chu kỳ 38 giờ. Nhiệt độ trên hành tinh nào có thể đạt tới 280 độ C. Chính nhiệt độ cao này đã ảnh hưởng đến khí hydro và carbon, tạo ra khí quyển dạng sương mù. Đây là những điều kiện khiến nước trên hành tinh này khác so với nước trên Trái đất. Ở lớp cuối cùng của bầu khí quyển, nước tồn tại ở dạng chất nhầy-plasma.
 
Không giống như các hành tinh có địa hình, siêu Trái đất không có bề mặt cứng nên khó có thể xác định được độ dày của tầng khí quyển. Các nhà khoa học đã dùng khái niệm “chiều cao quy mô”, tức là chiều cao được xác định bằng sự tăng-giảm của áp suất khí quyển. Ở Trái đất, chiều cao quy mô là 10 km thì trên hành tinh Gliese 1214b con số này là 30 km.
Trên hành tinh này, các nhà khoa học không phát hiện ra “băng nóng”-băng được hình thành trong điều kiện áp suất cao.
Hành tinh Gliese 1214b được phát hiện trong dự án Mearth-một dự án chuyên tìm kiếm khoảng 2.000 ngôi sao có khối lượng thấp để tìm ra các hành tinh.
Nhà nghiên cứu Narita cho rằng nước ở dạng bốc hơi có thể tồn tại trong khí quyển nhưng nước dạng lỏng khó có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh này nên hành tinh này khó mà có sự sống.
Hiền Thảo (theo ND)

Bình luận(0)