Một hành tinh sẽ mất đi sự sống khi các ngôi sao trở nên quá nóng, khiến nước trên bề mặt không thể giữ lại được. Khi các ngôi sao ngày càng sáng, khu vực có tồn tại sự sống lại nằm ra ngoài bán kính quỹ đạo của hành tinh đó. Trái đất của chúng ta cũng vậy. 70% thời gian Trái đất có thể sống được là lúc nó nằm trong vùng “vàng” (nghĩa là khu vực có thể tồn tại sự sống) của Mặt trời và ngần đó thời gian để sự sống hiện diện trên bề mặt Trái đất.
Theo báo cáo của Andrew Rushby và các đồng nghiệp tại Tạp chí Sinh vật học vũ trụ, Trái đất chúng ta sẽ “tuyệt diệt” sau 1,7 tỉ năm nữa. Khi Mặt trời đạt tới 118% độ sáng so với hiện tại, các đại dương sẽ bốc hơi hết và Trái đất sẽ có một địa hình như mặt trăng Titan của sao Thổ.
|
Khu vực "có thể sống được" của các ngôi sao lùn đỏ là "ngôi nhà tương lai" của con người.
|
Và địa điểm tốt nhất để trú ngụ lâu dài là quanh một ngôi sao lùn đỏ. Một hành tinh trong khu vực này sẽ là “ngôi nhà ấm áp” cho sự sống của chúng ta, với thời gian lâu hơn so với trên Trái đất khoảng 5 lần. Phải chăng đây là lý do mà chương trình SETI đang nhắm mục tiêu vào các ngôi sao lùn đỏ?
Dựa vào những tính toán của mình, các nhà nghiên cứu cho rằng hành tinh Gliese 581 chính là địa điểm lý tưởng nhất đến thời điểm này chúng ta có thể sống được. “Nó nằm ở điểm giao thoa giữa khu vực có thể sống được của một ngôi sao lùn đỏ. Nhiệt độ ở đó đủ để chúng ta sống thêm hơn 6,7 tỉ năm nữa.
Hành tinh này nhỏ như Trái đất và có cùng một trọng lực. Nó lại chỉ cách chúng ta 20 năm ánh sáng.
Phải chăng chúng ta nên tìm hiểu dần về nơi mình sẽ cư trú trong tương lai?