Xem NASA trực tiếp nguyệt thực toàn phần hấp dẫn theo cách này

Google News

(Kiến Thức) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay, họ sẽ trực tiếp sự kiện nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ trên kênh Youtube của NASA. Như vậy, những người yêu thiên văn vẫn có cơ hội xem trực tuyến hiện tượng thiên văn thú vị này.

Do điều kiện thời tiết và nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động khiến nhiều khu vực không thể được xem tận mắt hiện tượng nguyệt thực hiếm có này. Mới đây, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, họ sẽ trực tiếp sự kiện nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ trên kênh Youtube của NASA. NASA sẽ bắt đầu trực tiếp nguyệt thực toàn phần từ 1h15 đến khoảng 5h15 ngày 28/7.
 
Trước đó, rất nhiều người yêu thiên văn Việt Nam buồn lòng bởi theo dự đoán, đêm 27 và rạng sáng 28/7, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhiều khả năng có mưa vừa đến mưa to, trời sẽ rất âm u và không thể quan sát được mặt trăng trong thời điểm từ 0h đến 6h30. Nhưng với thông báo mới từ NASA này, người yêu thiên văn Việt Nam vẫn có cơ hội xem sự kiện qua trực tuyến hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 vô cùng thú vị.
Link xem trực tiếp sự kiện thiên văn hiếm có nguyệt thực toàn phần của NASA:
Thông tin đáng mừng là người dân ở các khu vực tỉnh Thừa Thiên - Huế đến Nam Bộ, khu vực ven biển Trung Bộ và Nam Bộ, là những nơi sẽ có thời tiết thuận lợi hơn để xem nguyệt thực toàn phần.

Mời quý vị xem video: Ngắm nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 ngay tại Việt Nam

Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 bắt đầu vào khoảng 0h14 ngày 28/7, dự kiến sẽ kết thúc vào khoảng 6h30 sáng.
Cụ thể:
- Pha Nửa Tối bắt đầu: 00h15 Ngày 28/7
- Pha Một Phần bắt đầu: 01h24
- Pha Toàn Phần bắt đầu: 02h30
- Cực đại Toàn Phần: 03h22
- Pha Toàn Phần kết thúc: 04h13
- Pha Một Phần kết thúc: 05h19
- Pha Nửa Tối kết thúc: 06h28
Nguyệt thực hoàn toàn không có bất cứ mối đe dọa nào đến thị lực của người quan sát nên có thể quan sát nguyệt thực trực tiếp bằng mắt thường, không cần đến thiết bị bảo hộ.
Những người muốn quan sát nguyệt thực toàn phần chỉ cần đến một khu vực thông thoáng, quang mây, ít ánh đèn và hạn chế ô nhiễm không khí để có thể quan sát nguyệt thực một cách rõ ràng và trọn vẹn nhất.
Lưu Thoa (theo NASA)

>> xem thêm

Bình luận(0)