VN có ngắm được nguyệt thực dài nhất thế kỷ không?

Google News

(Kiến Thức) - Nguyệt thực dài nhất thế kỷ XXI sẽ diễn ra vào ngày 27/7 tới và kéo dài 1 giờ 43 phút. NASA cho biết thời điểm đó Trái đất sẽ ở điểm xa nhất đối với Mặt trời, trong khi Mặt trăng ở điểm xa nhất trong quỹ đạo.

Hiện tượng nguyệt thực dài nhất thế kỷ sẽ bắt đầu vào lúc 19h30 phút UTC ngày 27/7 tức 2h30 phút sáng ngày 28/7 (giờ Việt Nam) và kết thúc vào lúc 21h13 phút UTC (tức 4h13 phút sáng giờ Việt Nam). Nguyệt thực sẽ đạt đỉnh vào lúc 20h22 phút UTC (tức 3h22 phút sáng ngày 28/7 giờ Việt Nam). Mặt trăng sẽ có màu đỏ do phản chiếu ánh sáng của Mặt trời, tạo nên cảnh tượng kỳ thú.
Trái đất sẽ ở điểm xa nhất với Mặt trời, trong khi Mặt trăng ở điểm xa nhất trong quỹ đạo. Sự trùng hợp sẽ mang đến hiện tượng nguyệt thực dài nhất.
VN co ngam duoc nguyet thuc dai nhat the ky khong?
 
Hiện tượng có thể được quan sát rõ ở nhiều nơi thuộc châu Phi, Trung Đông, Trung Á, Đông Á và khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng may mắn nằm ở trong khu vực có khả năng xem được hiện tượng nguyệt thực lần này. Tuy nhiên, thời điểm Mặt trăng máu diễn ra vào rạng sáng nên những người yêu thiên văn Việt Nam gặp ít nhiều bất lợi.

Mời quý vị xem video: Cận cảnh hiện tượng nguyệt thực 

Trước đó, nguyệt thực dài nhất thế kỷ XX đã được diễn ra vào ngày 16/7/2000 và kéo dài 1h47 phút.  Trong vòng 100 năm qua, chỉ có 4 lần nguyệt thực toàn phần có thời gian Mặt trăng hoàn toàn bị che khuất (period totality) có thể sánh ngang với sự kiện vào mùa hè năm nay. Đó là sự kiện nguyệt thực vào ngày 15/6/2011 (100 phút), ngày 16/7/2000 (107 phút), tháng 7/1982 (107 phút) và tháng 7/1935 (101 phút).
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt trăng đi vào hình chóp bóng của Trái đất, đối diện với Mặt trời. Điều này chỉ có thể xẩy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái đất ở giữa.
Lưu Thoa (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)