Vùng nước chết lớn nhất Trái đất, không một sinh vật nào sống nổi

Google News

Đại dương đang cạn kiệt oxy một cách trầm trọng, theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, sau khi phát hiện vùng nước chết lớn nhất thế giới, không một sinh vật nào sống sót.

Vùng biển Ả Rập trở thành vùng nước chết lớn nhất thế giới.
Theo Express, các nhà hải dương học tại Đại học Đông Anglia ở Anh mới đây đã có phát hiện chấn động, khi đưa robot tìm kiếm đến Vịnh Oman.
Họ phát hiện ra vùng nước chết, nơi không một sinh vật nào sống sót, với kích thước lớn bằng bang Florida của Mỹ. Điều đáng lo ngại là khu vực này vẫn còn tiếp tục được mở rộng.
Vùng nước chết thực chất là nơi có nồng độ khí oxy rất thấp hoặc không có oxy. Chúng thường xuất hiện ở các sông hồ, và ngày nay mở rộng ra cả đại dương.
Tiến sĩ Bastien Queste đến từ UEA nói: “Ở đại dương, vùng nước chết thường xuất hiện ở độ sâu từ 200-800 mét. Đó là thảm họa xảy ra bởi hiện tượng biến đổi khí hậu. Nước ấm lên chứa ít khí oxy hơn và tình trạng ngày càng tồi tệ bởi nạn đổ rác thải ra biển”.
Vùng biển Ả Rập hiện đang là nơi có vùng nước chết lớn nhất thế giới. Chúng ta vẫn chưa hiểu rõ tác hại của nó đối với hệ sinh thái, cho đến nay”.
Ông Queste nói tình hình hiện rất tồi tệ, bởi vùng nước chết vẫn còn tiếp tục mở rộng ra ngoài khu vực Vịnh Oman.
Vùng nước chết là nơi không có hoặc có rất ít khí oxy, khiến không một sinh vật biển nào sống nổi.
“Đây là một thảm họa môi trường thực sự, kéo theo nhiều hệ lụy đến những người sống nhờ vào nguồn thực phẩm và việc làm từ biển".
Vùng chết này cũng tác động đến việc tái tạo khí Nitơ, làm sinh ra khí Nitơ Oxit - một loại khí nhà kính độc gấp 300 lần CO2. “Đại dương giống như đang bị nghẹt thở vậy”, ông Queste nói.
Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu vùng nước chết trong 8 tháng, với sự hỗ trợ của robot không người lái, hay còn gọi là Seaglider.
Các nhà nghiên cứu kết luận vùng nước chết ở biển Ả Rập rộng tới 165.000 km2, tương đương diện tích bang Florida, Mỹ và là vùng nước chết lớn nhất thế giới.
Bằng cách mô phỏng trên máy tính, các nhà nghiên cứu dự đoán tình hình có thể tồi tệ hơn vào thế kỷ này đến khi vùng nước lan rộng ra và lượng Oxy còn giảm sút trầm trọng hơn.
Các nhà hải dương học trên thế giới lần đầu phát hiện ra vùng nước chết vào những năm 1970. Nhưng ở thời điểm đó, vùng nước chết lớn nhất cũng chỉ 70.000km2.
“Chúng ta cần phải hành động nhanh chóng để giải quyết nguồn gốc của vấn đề. Bởi tình hình đang ngày càng tồi tệ hơn”.
Theo Đăng Nguyễn/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)