Tin buồn là Việt Nam cùng với các nước tại Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á và phần lớn Đông Á, Tây Á, cả châu Đại Dương nằm trong khu vực không thể xem được.
Tất cả Bắc và Nam Mỹ, bao gồm các quốc gia Caribbean, sẽ thấy toàn bộ hiện tượng này. Đối với Bắc Mỹ và Trung Mỹ, tối chủ nhật (20.1) sẽ là thời điểm lý tưởng để theo dõi hiện tượng này, trong khi đó phần lớn Nam Mỹ và Tây Âu hiện tượng này sẽ đến vào rạng sáng thứ hai ngày 21/1.
Theo Space, siêu trăng máu vài ngày tới sẽ kéo dài khoảng 62 phút. Nó bắt đầu từ 23h41 ngày 20/1 (tức 11h41 ngày 21/1 giờ Việt Nam) và đạt đỉnh vào 0h16 ngày 21/1 (tức 12h16 21/1 giờ Việt Nam).
Lần nguyệt thực kế tiếp sẽ diễn ra vào ngày 26/5/2021, tức là phải 2 năm nữa trăng máu mới xuất hiện trở lại.
Mời quý vị xem video: Trăng máu - Hiện tượng thế kỷ. Nguồn video: VTV1
Khác với nhật thực, trăng máu nguyệt thực toàn phần có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần các thiết bị hỗ trợ nhưng trong phải điều kiện không có mây mù. Điều duy nhất bạn cần làm là đứng vị trí thuận lợi có thể quan sát và không bị ô nhiễm ánh sáng. Tuy nhiên, chuyên gia Vật lý Espenak khuyên mọi người nên sử dụng một cặp ống nhòm hoặc một chiếc kính thiên văn nhỏ.
Màu sắc kỳ lạ của mặt trăng đã làm nảy sinh nhiều lời tiên tri về ngày tàn của thế giới. Một số người coi mặt trăng máu là sự hoàn thành lời tiên tri trong Kinh Thánh và đã có rất nhiều sách khải huyền khác được xuất bản nói về các hiện tượng tận thế.
Thực tế, siêu trăng máu ngày 21/1 là sự kết hợp của 3 hiện tượng: siêu trăng, trăng máu và trăng sói. Siêu trăng xảy ra khi Mặt trăng tới vị trí gần nhất với Trái Đất.
Mặt trăng đi vào bóng tối của Trái đất và mất đi độ sáng. Khi Mặt trăng bị lu mờ một phần, một phần Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ.
Màu đỏ như máu của mặt trăng là do ánh sáng từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến thành màu đỏ rực qua mắt người (giống như cơ chế nhuộm đỏ bầu trời mỗi khi bình minh và hoàng hôn).