Trong nhiều thập kỷ qua, hàng tỷ người ở các nước trên thế giới tránh được nguy cơ tử vong bởi những đại dịch nguy hiểm nhờ tiêm vắc xin. Đây được coi là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất.Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng, Edward Jenner (1749 - 1823) chính là người đầu tiên đặt nền móng cho tiêm chủng. Ông là bác sĩ danh dự trong hội Hoàng gia London, Anh.Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vào năm 1796, châu Âu bùng phát đại dịch đậu mùa. Khi ấy, khái niệm về virus chưa xuất hiện. Trong khoảng thời gian đó, bác sĩ Jenner nghiên cứu về dịch bệnh nguy hiểm khiến nhiều người tử vong này.Đến năm 1798, bác sĩ Edward Jenner công bố kết quả thí nghiệm đặt nền móng cho việc tiêm chủng. Ông hoàn thành công nghệ chế tạo thuốc tiêm chủng gồm 3 bước.Bước đầu tiên là lấy một ít vi trùng bệnh đậu mùa trên một con bò mắc bệnh. Kế đến, ông Jenner làm cho vi trùng yếu đi trong phòng thí nghiệm. Bước cuối cùng, ông tiêm các vi trùng đã làm yếu vào cơ thể người qua đường máu.Bác sĩ Jenner giải thích với người dân khi ấy rằng, những người được tiêm chủng sẽ không mắc bệnh đậu mùa nữa vì máu của họ đã có một yếu tố kháng bệnh. Ông tiến hành phương pháp này cho cả con trai 10 tháng tuổi của mình.Ông Jenner đặt tên cho phương pháp trên là "vaccination". Sau đó, phương pháp tiêm chủng do ông sáng chế được áp dụng rộng rãi khắp thế giới và đạt hiệu quả cao. Nhờ vậy, bệnh đậu mùa được khống chế.Dựa trên thành công của bác sĩ Jenner, nhiều chuyên gia, nhà khoa học, bác sĩ tiếp bước thực hiện các nghiên cứu về vắc xin. Trong số này, Louis Pasteur được nhiều người biết đến.Ông Pasteur nổi tiếng thế giới với việc tìm ra vi khuẩn cũng như sự nhiễm trùng và chế tạo ra vắc xin phòng bệnh dại. Nhờ vậy, số người tử vong vì căn bệnh này giảm đáng kể trong những thập kỷ qua.Từ đó đến nay, lịch sử y học thế giới ghi nhận công lao của nhiều nhà khoa học chế tạo ra nhiều loại vắc xin giúp bảo vệ tính mạng của hàng tỷ người trên thế giới.Việt Nam cũng tự hào khi có tên trên bản đồ y học thế giới khi là một trong những nước sản xuất vắc-xin số lượng lớn có thể phòng chống, ứng phó với nhiều đại dịch nguy hiểm.Trong đó, Việt Nam sản xuất được nhiều loại vắc-xin phòng bệnh gồm: lao, sởi, rubella, rota, tả, thương hàn, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi-rubella… Trong số này, 8 loại vắc xin đã được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.Vào năm 2017, Việt Nam sản xuất vắc-xin "2 trong 1" sởi - rubella. Đến năm 2018 - 2019, các nhà khoa học thành công với 3 loại vắc-xin phòng cúm mùa, viêm não Nhật Bản tế bào và bại liệt bất hoạt. Hiện các nhà khoa học đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người các loại vắc xin phòng COVID-19 gồm: Nanocovax, Covivac. Vắc xin ARCT-154 dự kiến bắt đầu thử nghiệm tại Trường Đại học Y Hà Nội vào ngày 8/8.Việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại vắc xin không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêm chủng ở Việt Nam mà phục vụ hoạt động xuất khẩu góp phần vào công tác phòng chống các đại dịch trên thế giới. Mời độc giả xem video: Việt Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19. Bắc Ninh có 98 bệnh nhân khỏi bệnh. Nguồn: VTV24.
Trong nhiều thập kỷ qua, hàng tỷ người ở các nước trên thế giới tránh được nguy cơ tử vong bởi những đại dịch nguy hiểm nhờ tiêm vắc xin. Đây được coi là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất.
Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng, Edward Jenner (1749 - 1823) chính là người đầu tiên đặt nền móng cho tiêm chủng. Ông là bác sĩ danh dự trong hội Hoàng gia London, Anh.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vào năm 1796, châu Âu bùng phát đại dịch đậu mùa. Khi ấy, khái niệm về virus chưa xuất hiện. Trong khoảng thời gian đó, bác sĩ Jenner nghiên cứu về dịch bệnh nguy hiểm khiến nhiều người tử vong này.
Đến năm 1798, bác sĩ Edward Jenner công bố kết quả thí nghiệm đặt nền móng cho việc tiêm chủng. Ông hoàn thành công nghệ chế tạo thuốc tiêm chủng gồm 3 bước.
Bước đầu tiên là lấy một ít vi trùng bệnh đậu mùa trên một con bò mắc bệnh. Kế đến, ông Jenner làm cho vi trùng yếu đi trong phòng thí nghiệm. Bước cuối cùng, ông tiêm các vi trùng đã làm yếu vào cơ thể người qua đường máu.
Bác sĩ Jenner giải thích với người dân khi ấy rằng, những người được tiêm chủng sẽ không mắc bệnh đậu mùa nữa vì máu của họ đã có một yếu tố kháng bệnh. Ông tiến hành phương pháp này cho cả con trai 10 tháng tuổi của mình.
Ông Jenner đặt tên cho phương pháp trên là "vaccination". Sau đó, phương pháp tiêm chủng do ông sáng chế được áp dụng rộng rãi khắp thế giới và đạt hiệu quả cao. Nhờ vậy, bệnh đậu mùa được khống chế.
Dựa trên thành công của bác sĩ Jenner, nhiều chuyên gia, nhà khoa học, bác sĩ tiếp bước thực hiện các nghiên cứu về vắc xin. Trong số này, Louis Pasteur được nhiều người biết đến.
Ông Pasteur nổi tiếng thế giới với việc tìm ra vi khuẩn cũng như sự nhiễm trùng và chế tạo ra vắc xin phòng bệnh dại. Nhờ vậy, số người tử vong vì căn bệnh này giảm đáng kể trong những thập kỷ qua.
Từ đó đến nay, lịch sử y học thế giới ghi nhận công lao của nhiều nhà khoa học chế tạo ra nhiều loại vắc xin giúp bảo vệ tính mạng của hàng tỷ người trên thế giới.
Việt Nam cũng tự hào khi có tên trên bản đồ y học thế giới khi là một trong những nước sản xuất vắc-xin số lượng lớn có thể phòng chống, ứng phó với nhiều đại dịch nguy hiểm.
Trong đó, Việt Nam sản xuất được nhiều loại vắc-xin phòng bệnh gồm: lao, sởi, rubella, rota, tả, thương hàn, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi-rubella… Trong số này, 8 loại vắc xin đã được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Vào năm 2017, Việt Nam sản xuất vắc-xin "2 trong 1" sởi - rubella. Đến năm 2018 - 2019, các nhà khoa học thành công với 3 loại vắc-xin phòng cúm mùa, viêm não Nhật Bản tế bào và bại liệt bất hoạt. Hiện các nhà khoa học đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người các loại vắc xin phòng COVID-19 gồm: Nanocovax, Covivac. Vắc xin ARCT-154 dự kiến bắt đầu thử nghiệm tại Trường Đại học Y Hà Nội vào ngày 8/8.
Việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại vắc xin không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêm chủng ở Việt Nam mà phục vụ hoạt động xuất khẩu góp phần vào công tác phòng chống các đại dịch trên thế giới.
Mời độc giả xem video: Việt Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19. Bắc Ninh có 98 bệnh nhân khỏi bệnh. Nguồn: VTV24.