Vì sao cá nước ngọt không thể sống ở biển?

Google News

Tất cả chúng ta đều biết có cá nước ngọt và cá biển. Vậy bạn có biết tại sao cá nước ngọt không thể sống ở biển dù chúng đều biết bơi như nhau?

Cá nước ngọt là gì?

Có hơn 8.600 loài cá nước ngọt được biết đến trên thế giới, bao gồm hơn 30 phân loại khác nhau. Thực tế, bất kỳ loài cá nào có thể sống trong nước có độ mặn 0.003% đều có thể được gọi là cá nước ngọt, nhưng phần lớn trong số chúng là những loài cá sẽ không bao giờ rời khỏi nước ngọt trong suốt vòng đời của mình. Chúng chủ yếu ăn thực vật và thức ăn hỗn hợp, hiếm khi ăn thịt. Chỉ cần có nước ngọt, dù là ở nơi lạnh giá như Nam Cực hay suối nước nóng ấm áp, bạn cũng có thể tìm thấy cá nước ngọt.

Vi sao ca nuoc ngot khong the song o bien?

Cá nước ngọt là loài cá có thể sống trong nước có độ mặn 0.003%. Ảnh minh họa: Internet

Cũng có một số ít loài cá chỉ sống ở nước ngọt trong một giai đoạn nhất định trong đời. Chúng thường là loài cá di cư, vào mùa xuân sẽ bơi ngược dòng lên thượng nguồn để sống. Khi nhiệt độ giảm dần, chúng sẽ theo dòng sông trở lại biển để sống qua mùa đông.

Tại sao cá nước ngọt không thể sống ở biển?

Như chúng ta đã biết, nước biển có hàm lượng muối rất cao, nhưng cá biển có thể sống an toàn ở đó. Điều này là do chúng có các tế bào tiết clorua, lọc muối trong nước hiệu quả, giúp cân bằng nước và muối trong cơ thể cá. Trong khi đó, cá nước ngọt thì hấp thụ chất clorua qua mang.
Cá nước ngọt không thể sống ở biển vì cơ thể chúng không có cấu tạo để lọc muối. Thả ra biển, chúng nhanh chóng mất nước dẫn đến mất mạng. Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, bề mặt da, khoang miệng và niêm mạc bụng cá biển là một loại màng bán thấm, khác với cá nước ngọt. Loại màng này có thể chặn nước biển hiệu quả hơn. Để duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu bên trong và bên ngoài cơ thể, cá biển sẽ liên tục nuốt nước biển, sau đó giữ lại nước biển trong miệng thông qua màng, rồi lọc qua mang và hấp thụ nước đã khử muối, loại bỏ muối ra khỏi miệng.
Nhưng đối với cá nước ngọt thì điều này lại khó khăn. Chúng ta đều biết vết thương đau khi chạm vào muối do chênh lệch thẩm thấu, trường hợp cá nước ngọt thả xuống biển cũng tương tự. Nước sẽ liên tục xâm nhập vào tế bào do sự chênh lệch thẩm thấu. Nồng độ nước biển cao hơn nước trong cơ thể cá nước ngọt, áp suất thẩm thấu sẽ đẩy nước ra bên ngoài liên tục, gây ra tình trạng mất nước của tế bào, khiến cá không thể tồn tại.

 


Theo Thanh Tú/Hội nhập

>> xem thêm

Bình luận(0)