Sứa hải đăng (Turritopsis nutricula) là một loài sứa có dạng hình chuông (hay hình ô). Khi trưởng thành đường kính tối đa đạt 5 mm và có chiều dài tương tự.Thành cơ thể phần hình chuông mỏng đều, riêng vị trí trên chóp dày hơn các phần còn lại. Dạ dày của Sứa hải đăng tương đối lớn, hình chữ thập nằm dọc theo cơ thể và có màu đỏ tươi.Sứa con có đường kính khoảng 1mm với 8 xúc tua bằng nhau, phân bố đều phía rìa ngoài thân hình chuông. Cũng giống như các loài sứa khác, Sứa hải đăng là sinh vật phù du, sống trôi nổi trên tầng nước mặt các đại dương.Về sinh sản, cũng giống đa số các loài sứa khác, trứng của Sứa hải đăng phát triển bên trong tuyến sinh dục của con cái được bao quanh bởi thành thùy miệng (tức dạ dày của chúng). Các trứng đã chín được con cái sinh ra với số lượng lớn và được thụ tinh bằng tinh trùng của con đực trong nước biển.Trong suốt thời kỳ đầu, trứng được thụ tinh sống trong miệng con cái. Sau đó, chúng phát triển thành các ấu trùng. Ấu trùng sống trôi nổi trong nước biển. Sau một vài ngày, chúng sẽ bám vào bề mặt các vật cố định và rắn, ví dụ như mặt các phiến đá. Ấu trùng phát triển thành các tập đoàn đơn bào dạng ống (dạng thủy tức-polyp).Các sinh vật đơn bào này sẽ dần phát triển thành Sứa hải đăng con, có kích thước khoảng 1mm. Sứa hải đăng con ăn các sinh vật phù du nhỏ và sau vài tuần sẽ lớn lên thành Sứa hải đăng trưởng thành.Sứa hải đăng xuất hiện cách đây 400.000 năm, được cho là có nguồn gốc ở vùng biển Caribbe. Do khả năng có thể quay ngược vòng đời nên chúng lặng lẽ xâm chiếm và có mặt trên tất cả đại dương của Trái Đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy Sứa hải đăng chủ yếu sinh sống ở các khu vực nhiệt đới.Loài sứa lớp thủy tức này có thể quay ngược vòng đời của chúng từ thời kỳ trưởng thành trở lại thời kỳ sinh vật đơn bào và từ đó lại tiếp tục phát triển. Vòng đời của chúng lặp lại liên tục khiến loài sứa này được xác định là sinh vật duy nhất có khả năng tồn tại vĩnh cửu trên Trái Đất.Điều này khiến các nhà sinh vật học lo ngại chúng có thể thống trị toàn bộ đại dương với khả năng tồn tại vĩnh cửu - miễn là không không có một tác động bên ngoài giết nó.Trong khi hầu hết các loài sứa đều có tuổi thọ tương đối cố định, thay đổi theo loài, thường là từ vài giờ đến vài tháng, thì sứa hải đăng là loài duy nhất được biết đến với khả năng tự mình biến đổi hàng loạt các mô tế bào, khiến chúng được coi là bất tử.Theo các tài liệu khoa học, điều này được thực hiện thông qua một quá trình được gọi là "sự chuyển dịch tế bào". Trong đó, một dạng tế bào ở cơ thể gốc có thể chuyển đổi thành dạng tế bào khác. Trong quá trình này giống sứa của loài sứa bất tử sẽ được chuyển hóa thành các Polip trong nhóm Polip mới.Tuy nhiên trên thực tế, Sứa hải đăng cũng như các loài khác trong họ sứa sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề đe dọa sự tồn tại, như săn bắt hay mắc các chứng bệnh trong giai đoạn còn là sinh vật phù du. Điều này sẽ khiến cá thể sứa mất khả năng chuyển hóa các Polip, cũng như khả năng độc đáo của mình.>>>Xem thêm video: Khó tin những cách mà động vật áp dụng để sinh tồn. Nguồn: Kienthucnet.
Sứa hải đăng (Turritopsis nutricula) là một loài sứa có dạng hình chuông (hay hình ô). Khi trưởng thành đường kính tối đa đạt 5 mm và có chiều dài tương tự.
Thành cơ thể phần hình chuông mỏng đều, riêng vị trí trên chóp dày hơn các phần còn lại. Dạ dày của Sứa hải đăng tương đối lớn, hình chữ thập nằm dọc theo cơ thể và có màu đỏ tươi.
Sứa con có đường kính khoảng 1mm với 8 xúc tua bằng nhau, phân bố đều phía rìa ngoài thân hình chuông. Cũng giống như các loài sứa khác, Sứa hải đăng là sinh vật phù du, sống trôi nổi trên tầng nước mặt các đại dương.
Về sinh sản, cũng giống đa số các loài sứa khác, trứng của Sứa hải đăng phát triển bên trong tuyến sinh dục của con cái được bao quanh bởi thành thùy miệng (tức dạ dày của chúng). Các trứng đã chín được con cái sinh ra với số lượng lớn và được thụ tinh bằng tinh trùng của con đực trong nước biển.
Trong suốt thời kỳ đầu, trứng được thụ tinh sống trong miệng con cái. Sau đó, chúng phát triển thành các ấu trùng. Ấu trùng sống trôi nổi trong nước biển. Sau một vài ngày, chúng sẽ bám vào bề mặt các vật cố định và rắn, ví dụ như mặt các phiến đá. Ấu trùng phát triển thành các tập đoàn đơn bào dạng ống (dạng thủy tức-polyp).
Các sinh vật đơn bào này sẽ dần phát triển thành Sứa hải đăng con, có kích thước khoảng 1mm. Sứa hải đăng con ăn các sinh vật phù du nhỏ và sau vài tuần sẽ lớn lên thành Sứa hải đăng trưởng thành.
Sứa hải đăng xuất hiện cách đây 400.000 năm, được cho là có nguồn gốc ở vùng biển Caribbe. Do khả năng có thể quay ngược vòng đời nên chúng lặng lẽ xâm chiếm và có mặt trên tất cả đại dương của Trái Đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy Sứa hải đăng chủ yếu sinh sống ở các khu vực nhiệt đới.
Loài sứa lớp thủy tức này có thể quay ngược vòng đời của chúng từ thời kỳ trưởng thành trở lại thời kỳ sinh vật đơn bào và từ đó lại tiếp tục phát triển. Vòng đời của chúng lặp lại liên tục khiến loài sứa này được xác định là sinh vật duy nhất có khả năng tồn tại vĩnh cửu trên Trái Đất.
Điều này khiến các nhà sinh vật học lo ngại chúng có thể thống trị toàn bộ đại dương với khả năng tồn tại vĩnh cửu - miễn là không không có một tác động bên ngoài giết nó.
Trong khi hầu hết các loài sứa đều có tuổi thọ tương đối cố định, thay đổi theo loài, thường là từ vài giờ đến vài tháng, thì sứa hải đăng là loài duy nhất được biết đến với khả năng tự mình biến đổi hàng loạt các mô tế bào, khiến chúng được coi là bất tử.
Theo các tài liệu khoa học, điều này được thực hiện thông qua một quá trình được gọi là "sự chuyển dịch tế bào". Trong đó, một dạng tế bào ở cơ thể gốc có thể chuyển đổi thành dạng tế bào khác. Trong quá trình này giống sứa của loài sứa bất tử sẽ được chuyển hóa thành các Polip trong nhóm Polip mới.
Tuy nhiên trên thực tế, Sứa hải đăng cũng như các loài khác trong họ sứa sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề đe dọa sự tồn tại, như săn bắt hay mắc các chứng bệnh trong giai đoạn còn là sinh vật phù du. Điều này sẽ khiến cá thể sứa mất khả năng chuyển hóa các Polip, cũng như khả năng độc đáo của mình.