Là ngọn núi cao nhất ở châu Phi, Kilimanjaro có khí hậu khá đặc biệt, vì thế nơi này có nhiều loại cây kỳ lạ, quý hiếm hầu như không tìm thấy ở nơi nào khác trên Trái đất.Một trong những loài cây nổi bật nhất có tên là Dendrosenecio kilimanjari. Loài thực vật kỳ lạ này giống như một cây lai giữa xương rồng và dứa. Tuy nhiên, Dendrosenecio kilimanjari được xếp vào loài cây có hoa trong họ cúc.Để tồn tại trên địa hình núi cao như vậy với nhiệt độ siêu lạnh giá vào ban đêm, các cây đã tiến hóa tích trữ nước trong phần thân, còn lá cụp lại khi nhiệt độ giảm xuống.Loài cây này cao tới 10m, nó tạo thành một thân gỗ (đường kính khoảng 40cm) với những chiếc lá lớn hình hoa thị trên đỉnh. Những thân cây này phân nhánh sau khi ra hoa và theo thời gian phát triển tương tự như những cây nến khổng lồ.Rừng tự nhiên bao phủ khoảng 1.000 km² trên Kilimanjaro, trong đó Dendrosenecio kilimanjari mọc ở vùng đồng hoang ẩm ướt ở độ cao 2.700 - 3.350m và chỉ được tìm thấy trên núi Kilimanjaro.Loài cây kỳ lạ này là một thành viên của gia đình bồ công anh và các nhà khoa học cho rằng chúng tiến hóa từ một loài cây thông thường khoảng 1 triệu năm trước.Có thể chúng ban đầu là một loài cây hình thành dưới mặt đất, nhưng theo thời gian, hạt giống của chúng đã dần được đưa lên các ngọn núi cao và cuối cùng biến thành một loài mới.Để tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt như vậy, nơi nhiệt độ thường xuyên xuống dưới mức đóng băng, loài cây khổng lồ này đã tiến hóa khả năng tích trữ nước trong thân của chúng, với những chiếc lá đóng lại khi trời quá lạnh.Bên cạnh khả năng "chống đóng băng" tự nhiên, những cây này còn sở hữu khả năng tự cách nhiệt thông qua những tán lá khô héo và chết (đó là một phần lý do tại sao chúng trông rất khác thường).Khu rừng Dendrosenecio đáng kinh ngạc gần đỉnh núi Kilimanjaro thuộc về những khu rừng khác thường nhất trên thế giới.Phong cảnh ngoạn mục ở đây được tô điểm bởi những loài thực vật trông giống người ngoài hành tinh - những cây cỏ khổng lồ và cây thùy dương.Núi Kilimanjaro bắt đầu hình thành khoảng 3 triệu năm trước và những vụ phun trào lớn cuối cùng diễn ra cách đây khoảng 350.000 năm. Đây là khoảng thời gian đủ dài cho sự phát triển của các loài độc nhất vô nhị trên ngọn núi biệt lập này.>>>Xem thêm video: Choáng váng trước vẻ bề ngoài của cây cọ Huacrapona. Nguồn: Kienthucnet.
Là ngọn núi cao nhất ở châu Phi, Kilimanjaro có khí hậu khá đặc biệt, vì thế nơi này có nhiều loại cây kỳ lạ, quý hiếm hầu như không tìm thấy ở nơi nào khác trên Trái đất.
Một trong những loài cây nổi bật nhất có tên là Dendrosenecio kilimanjari. Loài thực vật kỳ lạ này giống như một cây lai giữa xương rồng và dứa. Tuy nhiên, Dendrosenecio kilimanjari được xếp vào loài cây có hoa trong họ cúc.
Để tồn tại trên địa hình núi cao như vậy với nhiệt độ siêu lạnh giá vào ban đêm, các cây đã tiến hóa tích trữ nước trong phần thân, còn lá cụp lại khi nhiệt độ giảm xuống.
Loài cây này cao tới 10m, nó tạo thành một thân gỗ (đường kính khoảng 40cm) với những chiếc lá lớn hình hoa thị trên đỉnh. Những thân cây này phân nhánh sau khi ra hoa và theo thời gian phát triển tương tự như những cây nến khổng lồ.
Rừng tự nhiên bao phủ khoảng 1.000 km² trên Kilimanjaro, trong đó Dendrosenecio kilimanjari mọc ở vùng đồng hoang ẩm ướt ở độ cao 2.700 - 3.350m và chỉ được tìm thấy trên núi Kilimanjaro.
Loài cây kỳ lạ này là một thành viên của gia đình bồ công anh và các nhà khoa học cho rằng chúng tiến hóa từ một loài cây thông thường khoảng 1 triệu năm trước.
Có thể chúng ban đầu là một loài cây hình thành dưới mặt đất, nhưng theo thời gian, hạt giống của chúng đã dần được đưa lên các ngọn núi cao và cuối cùng biến thành một loài mới.
Để tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt như vậy, nơi nhiệt độ thường xuyên xuống dưới mức đóng băng, loài cây khổng lồ này đã tiến hóa khả năng tích trữ nước trong thân của chúng, với những chiếc lá đóng lại khi trời quá lạnh.
Bên cạnh khả năng "chống đóng băng" tự nhiên, những cây này còn sở hữu khả năng tự cách nhiệt thông qua những tán lá khô héo và chết (đó là một phần lý do tại sao chúng trông rất khác thường).
Khu rừng Dendrosenecio đáng kinh ngạc gần đỉnh núi Kilimanjaro thuộc về những khu rừng khác thường nhất trên thế giới.
Phong cảnh ngoạn mục ở đây được tô điểm bởi những loài thực vật trông giống người ngoài hành tinh - những cây cỏ khổng lồ và cây thùy dương.
Núi Kilimanjaro bắt đầu hình thành khoảng 3 triệu năm trước và những vụ phun trào lớn cuối cùng diễn ra cách đây khoảng 350.000 năm. Đây là khoảng thời gian đủ dài cho sự phát triển của các loài độc nhất vô nhị trên ngọn núi biệt lập này.
>>>Xem thêm video: Choáng váng trước vẻ bề ngoài của cây cọ Huacrapona. Nguồn: Kienthucnet.