Vào ngày 12/1, Công ty khai khoáng Thụy Điển LKAB thuộc sở hữu của chính phủ thông báo đã phát hiện mỏ đất hiếm có trữ lượng lên đến hơn 1 triệu tấn ở Kiruna. Theo đó, nó trở thành mỏ đất hiếm lớn nhất được phát hiện tại châu Âu tính đến thời điểm hiện nay."Đây là tin tốt, không chỉ với LKAB, khu vực và người dân Thụy Điển, mà còn đối với châu Âu và tình hình khí hậu", trích tuyên bố về mỏ đất hiếm mới phát hiện của LKAB.Công ty khai khoáng Thụy Điển LKAB cho hay mỏ đất hiếm mới phát hiện ở thành phố Kiruna có thể trở thành nguồn nguyên liệu thô quan trọng để áp dụng vào quá trình chuyển đổi xanh.Theo LKAB, mỏ đất hiếm mới được phát hiện nằm bên cạnh một mỏ sắt, chứa hơn 1 triệu tấn oxit đất hiếm. Công ty này cho biết thêm vẫn chưa khám phá hết toàn bộ khu mỏ.Ngoài ra, các chuyên gia dự đoán có thể mất ít nhất 10 năm trước khi bắt đầu khai mỏ đất hiếm mới ở tìm thấy ở Kiruna.Bộ trưởng Công nghiệp Thụy Điển Ebba Busch gọi Thụy Điển là "một mỏ vàng" sau phát hiện này. Bà có phát biểu này trong bối cảnh lãnh đạo Liên minh châu Âu, Ủy ban châu Âu đang hoàn thiện đề xuất về Đạo luật nguyên liệu thô quan trọng nhằm phát triển chuỗi cung ứng đáng tin cậy và vững chắc.Các nhà khoa học cho hay các mỏ đất hiếm có vai trò quan trọng trong nhiều quy trình sản xuất công nghệ cao và là nguyên liệu trong chế tạo xe điện, quạt gió, các thiết bị điện tử như điện thoại...Theo Ủy ban Châu Âu, nhu cầu đất hiếm ở EU sẽ tăng gấp 5 lần vào năm 2030 do quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và xanh của nền kinh tế châu lục.Hiện EU nhập khẩu khoảng 98% đất hiếm từ Trung Quốc và không có hoạt động khai thác nào ở châu Âu.Theo báo cáo của Visual Capitalist vào năm 2020, Trung Quốc là nước sản xuất đất hiếm lớn nhất (140.000 tấn) cùng trữ lượng lớn nhất (44 triệu tấn). Các nước có trữ lượng đất hiếm lớn xếp sau Trung Quốc gồm: Việt Nam (22 triệu tấn), Brazil (21 triệu tấn), Nga (12 triệu tấn).Mời độc giả xem video: Nhãn lồng Hưng Yên tiếp cận thị trường Châu Âu. Nguồn: VTV24.
Vào ngày 12/1, Công ty khai khoáng Thụy Điển LKAB thuộc sở hữu của chính phủ thông báo đã phát hiện mỏ đất hiếm có trữ lượng lên đến hơn 1 triệu tấn ở Kiruna. Theo đó, nó trở thành mỏ đất hiếm lớn nhất được phát hiện tại châu Âu tính đến thời điểm hiện nay.
"Đây là tin tốt, không chỉ với LKAB, khu vực và người dân Thụy Điển, mà còn đối với châu Âu và tình hình khí hậu", trích tuyên bố về mỏ đất hiếm mới phát hiện của LKAB.
Công ty khai khoáng Thụy Điển LKAB cho hay mỏ đất hiếm mới phát hiện ở thành phố Kiruna có thể trở thành nguồn nguyên liệu thô quan trọng để áp dụng vào quá trình chuyển đổi xanh.
Theo LKAB, mỏ đất hiếm mới được phát hiện nằm bên cạnh một mỏ sắt, chứa hơn 1 triệu tấn oxit đất hiếm. Công ty này cho biết thêm vẫn chưa khám phá hết toàn bộ khu mỏ.
Ngoài ra, các chuyên gia dự đoán có thể mất ít nhất 10 năm trước khi bắt đầu khai mỏ đất hiếm mới ở tìm thấy ở Kiruna.
Bộ trưởng Công nghiệp Thụy Điển Ebba Busch gọi Thụy Điển là "một mỏ vàng" sau phát hiện này. Bà có phát biểu này trong bối cảnh lãnh đạo Liên minh châu Âu, Ủy ban châu Âu đang hoàn thiện đề xuất về Đạo luật nguyên liệu thô quan trọng nhằm phát triển chuỗi cung ứng đáng tin cậy và vững chắc.
Các nhà khoa học cho hay các mỏ đất hiếm có vai trò quan trọng trong nhiều quy trình sản xuất công nghệ cao và là nguyên liệu trong chế tạo xe điện, quạt gió, các thiết bị điện tử như điện thoại...
Theo Ủy ban Châu Âu, nhu cầu đất hiếm ở EU sẽ tăng gấp 5 lần vào năm 2030 do quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và xanh của nền kinh tế châu lục.
Hiện EU nhập khẩu khoảng 98% đất hiếm từ Trung Quốc và không có hoạt động khai thác nào ở châu Âu.
Theo báo cáo của Visual Capitalist vào năm 2020, Trung Quốc là nước sản xuất đất hiếm lớn nhất (140.000 tấn) cùng trữ lượng lớn nhất (44 triệu tấn). Các nước có trữ lượng đất hiếm lớn xếp sau Trung Quốc gồm: Việt Nam (22 triệu tấn), Brazil (21 triệu tấn), Nga (12 triệu tấn).
Mời độc giả xem video: Nhãn lồng Hưng Yên tiếp cận thị trường Châu Âu. Nguồn: VTV24.