Thổ Nhĩ Kỳ vừa đưa ra thông báo đã tìm thấy một mỏ đất hiếm với trữ lượng ước tính khoảng 694 triệu tấn, nằm ở tỉnh Esksehir. Với trữ lượng này, nó có thể đủ cho nhân loại dùng trong 1000 năm tới.Được biết, mỏ đất hiếm này chứa 17 nguyên tố đất khác nhau, được ghi nhận là khu dự trữ lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ đứng sau mỏ đất hiếm với trữ lượng 800 triệu tấn của Trung Quốc.Người đứng đầu Bộ Năng lượng và Tài nguyên Thiên nhiên Thổ Nhĩ Kỳ ông Fatih Donmez cho biết, mỏ đất hiếm khổng lồ này nằm khá nông nên việc khai thác sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn. "Trong số 17 nguyên tố hiếm đã biết, chúng tôi có thể sản xuất 10 nguyên tố đất hiếm từ mỏ này".Ông cũng tuyên bố rằng 250 tấn thorium sẽ được sản xuất tại mỏ đất hiếm lớn thứ hai thế giới này. Thorium là một nguyên tố được sử dụng làm nhiên liệu trong ngành công nghiệp hạt nhân. Ngoài ra, khu dự trữ mới sẽ cho phép chế biến khoảng 570.000 tấn quặng hàng năm.Trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc dẫn đầu thế giới, chiếm khoảng 37% trữ lượng toàn cầu. Kế đến là Việt Nam, Brazil và Nga lần lượt chiếm 18,33%, 17,5% và 17,5% trữ lượng toàn cầu.Kim loại đất hiếm là một nhóm 17 nguyên tố bao gồm: cerium (Ce), dysprosium (Dy), erbium (Er), europium (Eu), gadolinium (Gd), holmium (Ho), lanthanum (La), lutetium (Lu), neodymium (Nd), praseodymium (Pr), promethium (Pm), samarium (Sm), scandium (Sc), terbium (Tb), thulium (Tm), ytterbium (Yb), and yttrium (Y).Danh sách dài những thứ trên xuất hiện trong pin, thiết bị chuyển pha điện, nam châm và vô vàn thứ linh kiện điện tử khác.Trong vỏ Trái Đất, lượng đất hiếm không hề ít, thế nhưng nó thường xuất hiện trong tự nhiên dưới dạng hợp chất, vì thế phải qua quá trình xử lý quặng, tách chất thì mới có đất hiếm để sử dụng.Quá trình này không phức tạp, nhưng ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe người công nhân và tới môi trường xung quanh các mỏ, các trung tâm xử lý quặng. Đây là lý do khiến đất hiếm có cái tên như vậy.Ngành công nghiệp kính sử dụng nhiều đất hiếm nhất. Cerium, lanthanum và lutetium được dùng trong cả việc đánh mặt kính lẫn thêm màu sắc cho kính.Nam châm vĩnh cửu là thứ tiếp theo sử dụng nhiều đất hiếm nhất. Còn nam châm thì là một phần thiết yếu của ổ đĩa, mô tơ nhỏ, bất cứ thứ loa nào phát ra âm thanh, turbine chạy điện và máy phát.Gadolinium, samarium and yttrium được dùng trong các hệ thống nhận và phát tín hiệu vô tuyến. Có thể kể tới những thiết bị radar dẫn đường cho máy bay cũng như tên lửa.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Thổ Nhĩ Kỳ vừa đưa ra thông báo đã tìm thấy một mỏ đất hiếm với trữ lượng ước tính khoảng 694 triệu tấn, nằm ở tỉnh Esksehir. Với trữ lượng này, nó có thể đủ cho nhân loại dùng trong 1000 năm tới.
Được biết, mỏ đất hiếm này chứa 17 nguyên tố đất khác nhau, được ghi nhận là khu dự trữ lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ đứng sau mỏ đất hiếm với trữ lượng 800 triệu tấn của Trung Quốc.
Người đứng đầu Bộ Năng lượng và Tài nguyên Thiên nhiên Thổ Nhĩ Kỳ ông Fatih Donmez cho biết, mỏ đất hiếm khổng lồ này nằm khá nông nên việc khai thác sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn. "Trong số 17 nguyên tố hiếm đã biết, chúng tôi có thể sản xuất 10 nguyên tố đất hiếm từ mỏ này".
Ông cũng tuyên bố rằng 250 tấn thorium sẽ được sản xuất tại mỏ đất hiếm lớn thứ hai thế giới này. Thorium là một nguyên tố được sử dụng làm nhiên liệu trong ngành công nghiệp hạt nhân. Ngoài ra, khu dự trữ mới sẽ cho phép chế biến khoảng 570.000 tấn quặng hàng năm.
Trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc dẫn đầu thế giới, chiếm khoảng 37% trữ lượng toàn cầu. Kế đến là Việt Nam, Brazil và Nga lần lượt chiếm 18,33%, 17,5% và 17,5% trữ lượng toàn cầu.
Kim loại đất hiếm là một nhóm 17 nguyên tố bao gồm: cerium (Ce), dysprosium (Dy), erbium (Er), europium (Eu), gadolinium (Gd), holmium (Ho), lanthanum (La), lutetium (Lu), neodymium (Nd), praseodymium (Pr), promethium (Pm), samarium (Sm), scandium (Sc), terbium (Tb), thulium (Tm), ytterbium (Yb), and yttrium (Y).
Danh sách dài những thứ trên xuất hiện trong pin, thiết bị chuyển pha điện, nam châm và vô vàn thứ linh kiện điện tử khác.
Trong vỏ Trái Đất, lượng đất hiếm không hề ít, thế nhưng nó thường xuất hiện trong tự nhiên dưới dạng hợp chất, vì thế phải qua quá trình xử lý quặng, tách chất thì mới có đất hiếm để sử dụng.
Quá trình này không phức tạp, nhưng ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe người công nhân và tới môi trường xung quanh các mỏ, các trung tâm xử lý quặng. Đây là lý do khiến đất hiếm có cái tên như vậy.
Ngành công nghiệp kính sử dụng nhiều đất hiếm nhất. Cerium, lanthanum và lutetium được dùng trong cả việc đánh mặt kính lẫn thêm màu sắc cho kính.
Nam châm vĩnh cửu là thứ tiếp theo sử dụng nhiều đất hiếm nhất. Còn nam châm thì là một phần thiết yếu của ổ đĩa, mô tơ nhỏ, bất cứ thứ loa nào phát ra âm thanh, turbine chạy điện và máy phát.
Gadolinium, samarium and yttrium được dùng trong các hệ thống nhận và phát tín hiệu vô tuyến. Có thể kể tới những thiết bị radar dẫn đường cho máy bay cũng như tên lửa.