Theo hãng thông tấn nhà nước Anadolu Agency, một mỏ đất hiếm "khủng" mới được tìm thấy ở tỉnh Esksehir, Thổ Nhĩ Kỳ. Trữ lượng đất hiếm tại đây dước tính khoảng 694 triệu tấn.Với trữ lượng lớn như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước có mỏ đất hiếm lớn thứ hai thế giới (chỉ sau Trung Quốc với mỏ đất hiếm có trữ lượng khoảng 800 triệu tấn).Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên Thiên nhiên Thổ Nhĩ Kỳ, ông Fatih Donmez cho biết mỏ đất hiếm khổng lồ mới phát hiện nằm khá nông nên việc khai thác sẽ dễ dàng với chi phí rẻ hơn so với nhiều nơi khác."Trong số 17 nguyên tố hiếm đã biết, chúng tôi có thể sản xuất 10 nguyên tố đất hiếm từ mỏ này", Bộ trưởng Fatih Donmez thông tin.17 nguyên tố hiếm gồm: Cerium (Ce); Dysprosium (Dy); Erbium (Er); Europium (Eu); Gadolinium (Gd); Holmium (Ho); Lanthanum (La); Lutetium (Lu); Neodymium (Nd); Praseodymium (Pr); Promethium (Pm); Samarium (Sm); Scandium (Sc); Terbium (Tb); Thulium (Tm); Ytterbium (Yb) và Yttrium (Y).Theo Bộ trưởng Fatih Donmez, 250 tấn thorium sẽ được sản xuất tại mỏ đất hiếm tại mỏ mới phát hiện. Thorium là một nguyên tố được sử dụng làm nhiên liệu trong ngành công nghiệp hạt nhân.Trong 17 nguyên tố trên, Promethium là cực hiếm vì nguyên tố này chỉ có 570g trong toàn bộ vỏ trái đất. Các nguyên tố trong đất hiếm thường được dùng trong sản xuất điện thoại di động, động cơ xe hơi, xe xăng và xe điện, pin mặt trời, thiết bị trong ngành vũ trụ.Metin Cekic, thành viên hội đồng quản trị Hiệp hội các nhà xuất khẩu khoáng sản và kim loại Istanbul (IMMIB) nhận định khoảng 694 triệu tấn tại mỏ đất hiếm mới phát hiện có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ thu được hàng tỷ USD.Việc khai thác đất hiếm cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ.Các chuyên gia ước tính, trữ lượng đất hiếm mới phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu của thế giới trong 1.000 năm.Mời độc giả xem video: Xu hướng xây dựng xanh tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: THDT.
Theo hãng thông tấn nhà nước Anadolu Agency, một mỏ đất hiếm "khủng" mới được tìm thấy ở tỉnh Esksehir, Thổ Nhĩ Kỳ. Trữ lượng đất hiếm tại đây dước tính khoảng 694 triệu tấn.
Với trữ lượng lớn như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước có mỏ đất hiếm lớn thứ hai thế giới (chỉ sau Trung Quốc với mỏ đất hiếm có trữ lượng khoảng 800 triệu tấn).
Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên Thiên nhiên Thổ Nhĩ Kỳ, ông Fatih Donmez cho biết mỏ đất hiếm khổng lồ mới phát hiện nằm khá nông nên việc khai thác sẽ dễ dàng với chi phí rẻ hơn so với nhiều nơi khác.
"Trong số 17 nguyên tố hiếm đã biết, chúng tôi có thể sản xuất 10 nguyên tố đất hiếm từ mỏ này", Bộ trưởng Fatih Donmez thông tin.
17 nguyên tố hiếm gồm: Cerium (Ce); Dysprosium (Dy); Erbium (Er); Europium (Eu); Gadolinium (Gd); Holmium (Ho); Lanthanum (La); Lutetium (Lu); Neodymium (Nd); Praseodymium (Pr); Promethium (Pm); Samarium (Sm); Scandium (Sc); Terbium (Tb); Thulium (Tm); Ytterbium (Yb) và Yttrium (Y).
Theo Bộ trưởng Fatih Donmez, 250 tấn thorium sẽ được sản xuất tại mỏ đất hiếm tại mỏ mới phát hiện. Thorium là một nguyên tố được sử dụng làm nhiên liệu trong ngành công nghiệp hạt nhân.
Trong 17 nguyên tố trên, Promethium là cực hiếm vì nguyên tố này chỉ có 570g trong toàn bộ vỏ trái đất. Các nguyên tố trong đất hiếm thường được dùng trong sản xuất điện thoại di động, động cơ xe hơi, xe xăng và xe điện, pin mặt trời, thiết bị trong ngành vũ trụ.
Metin Cekic, thành viên hội đồng quản trị Hiệp hội các nhà xuất khẩu khoáng sản và kim loại Istanbul (IMMIB) nhận định khoảng 694 triệu tấn tại mỏ đất hiếm mới phát hiện có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ thu được hàng tỷ USD.
Việc khai thác đất hiếm cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Các chuyên gia ước tính, trữ lượng đất hiếm mới phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu của thế giới trong 1.000 năm.
Mời độc giả xem video: Xu hướng xây dựng xanh tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: THDT.