Tìm thấy lời nguyền cổ đại hiển thị tên Đức Chúa Trời

Google News

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một "tấm bảng lời nguyền" nhỏ bé, chỉ lớn hơn một con tem bưu chính, có khắc những chữ cái cổ ở dạng tiếng Do Thái.

Tấm bảng ghi lời nguyền bằng tiếng Do Thái có tuổi đời hơn 3.200 năm.

Các nhà khảo cổ ước tính " tấm bảng lời nguyền", được làm từ một tờ chì gấp lại và được khắc các ký tự proto-alphabe, có thể ít nhất 3.200 năm tuổi.

Trưởng dự án Scott Stripling, một nhà khảo cổ học và là giám đốc khai quật của Hiệp hội Nghiên cứu Kinh thánh (ABR) có trụ sở tại Mỹ, cho biết, nhóm của ông đã tìm thấy tấm bảng khắc lời nguyền trên Núi Ebal, ngay phía bắc thành phố Nablus, vào tháng 12 Năm 2019.

Thông tin chi tiết về tấm bảng này là một miếng chì gấp lại cao khoảng 2,5cm và rộng 2,5 x 2,5 cm. Nhóm nghiên cứu cho biết, họ sẽ công bố phát hiện mới này trên một tạp chí khảo cổ học vào cuối năm nay.

Bốn mươi chữ cái proto-alphabe, được viết bằng tiếng Do Thái hoặc Canaanite ban đầu trên bề mặt bên ngoài và bên trong của tấm bảng gấp lại, cảnh báo điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó không tuân theo giao ước.

"Bị nguyền rủa, bị nguyền rủa, bị nguyền rủa - bị nguyền rủa bởiĐức Chúa Trời Yahweh," dòng chữ viết, sử dụng hình thức ba chữ cái của tên Đức Chúa Trời trong tiếng Do Thái tương ứng với các chữ cái tiếng Anh YHW.

Đống mảnh vỡ, nơi tấm bảng được tìm thấy, dường như là từ cuộc khai quật vào những năm 1980 của Bàn thờ của Joshua trên Núi Ebal, được cho là có niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14 trước Công nguyên.

Trong một đoạn Kinh thánh, Núi Ebal, ngay phía bắc thành phố Nablus ở Bờ Tây, được cho là một trong những địa điểm đầu tiên ở Canaan mà người Israel cổ đại nhìn thấy.

Theo Sách Phục truyền luật lệ ký trong Kinh thánh tiếng Do Thái, Núi Ebal là một trong những địa điểm đầu tiên ở Canaan được dân Israel cổ đại nhìn thấy từ xa sau khi họ được Moses dẫn ra khỏi vùng hoang dã phía đông.

Nếu có thể xác minh được niên đại, dòng chữ trên tấm bia nguyền rủa sẽ là những chữ sớm nhất của dân Israel cổ đại và sớm hơn vài trăm năm. Cho đến nay, bằng chứng sớm nhất là bia ký Khirbet Qeiyafa, có niên đại khoảng 10 thế kỷ trước Công nguyên, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Haifa của Israel .

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học khác cho rằng, có rất ít bằng chứng về câu chuyện trongKinh thánhrằng dân Israel được Moses dẫn đến Canaan; thay vào đó, khảo cổ học cho rằng ít nhất một số người Israel có nguồn gốc từ vùng đất Canaan.


Theo Hà Thu/Tiền phong

>> xem thêm

Bình luận(0)