Cua kiểng, tên tiếng Anh là cua Hainan potamon, nguồn gốc Đông Dương (không phải loại động vật ngoại lai xâm hại), sống trong môi trường nước ngọt. Cua đực có càng phải rất lớn, cong hơn con cái. Một số loài đột biến thì càng lớn lại nằm bên trái.Một trong những người tiên phong cho trào lưu này ở Việt Nam là Xuân Lộc (Hà Nội). Anh biết đến cua cảnh từ năm 2016 sau một lần sang Thái Lan. Tò mò về loài cua này, anh đã mua cua bản địa của Thái Lan về chơi thử và nghiên cứu cách chăm sóc, nhân giống.Theo Xuân Lộc, cua cảnh có tuổi thọ khoảng 10 năm trở lên. Trong môi trường nhân tạo, cua được nuôi ở hộp nhựa hoặc bể kính với mực nước 50 - 60%, lượng oxy dồi dào.Tuy nhiên để cua có được màu sắc bắt mắt thì không hề dễ dàng chút nào. Vì trong quá trình ăn, cua gặm đất và tạo ra sắc tố màu nên người nuôi phải mang đất từ các khu vực chúng sinh sống để đem về nhân tạo.Hiện tại giá cua kiểng phụ thuộc vào kích thước theo chiều ngang của mai (từ 3 đến 7cm), dao động từ 80 đến 350 nghìn đồng. (Ảnh: Dân trí)Bên cạnh cua kiểng, thú chơi kiến cảnh cũng là một trào lưu đang rất được yêu thích hiện nay. Tại TP HCM, anh Nguyễn Tấn Minh Nhựt đến với nghề nuôi kiến rất tình cờ. Kinh doanh cửa hàng thủy sinh, là người yêu thích thiên nhiên nên anh thường xuyên tìm hiểu về nhiều loài động vật, trong đó có kiến.Tháng 8/2019, anh Nhựt tìm được một tổ kiến trong gốc cây rồi mang về để vào bể thủy sinh cho tự sinh sản. Lúc đó anh còn chưa biết đến cộng đồng chơi kiến."Sau khi biết đến trên thế giới và Việt Nam có thú chơi này, tôi bắt đầu mày mò làm tank (bể nuôi kiến). Hiện nay nuôi khoảng 7 loài", anh Nhựt chia sẻ.Đây là loại không thể leo nên nuôi khá nhàn. Một trong những nỗi khổ của người nuôi kiến là việc bắt chúng lại khi xổng chuồng. "Phải thật kiên nhẫn, nhẹ tay nếu không sẽ làm chết", anh Nhựt chia sẻ.Một tank có hai phần chính: phần tổ bên dưới làm từ một loại xi măng xây dựng và phần mô phỏng không gian săn mồi của kiến, bao bọc bởi các lớp mica trong suốt. Ngoài ra còn có hai hộc nhỏ bên hông: hộc bên dưới là nơi kiến gom rác, thức ăn thừa để làm sạch tổ, hộc bên trên là nơi để thức ăn.Một chiếc tank chuẩn phải đảm bảo yếu tố kín, khít để tránh xổng kiến hoặc kiến bên ngoài tự nhiên xâm nhập vào phá đàn kiến nuôi. Phần nắp tank được làm bằng lưới để tạo độ thông thoáng.Anh Nhựt tự thiết kế không gian săn mồi cho kiến bằng cỏ cây nhựa, đá thậm chí là cành cây...>>>Xem thêm video: Trào lưu "ăn tươi nuốt sống" tràn lan trên MXH (Nguồn: VTV24).
Cua kiểng, tên tiếng Anh là cua Hainan potamon, nguồn gốc Đông Dương (không phải loại động vật ngoại lai xâm hại), sống trong môi trường nước ngọt. Cua đực có càng phải rất lớn, cong hơn con cái. Một số loài đột biến thì càng lớn lại nằm bên trái.
Một trong những người tiên phong cho trào lưu này ở Việt Nam là Xuân Lộc (Hà Nội). Anh biết đến cua cảnh từ năm 2016 sau một lần sang Thái Lan. Tò mò về loài cua này, anh đã mua cua bản địa của Thái Lan về chơi thử và nghiên cứu cách chăm sóc, nhân giống.
Theo Xuân Lộc, cua cảnh có tuổi thọ khoảng 10 năm trở lên. Trong môi trường nhân tạo, cua được nuôi ở hộp nhựa hoặc bể kính với mực nước 50 - 60%, lượng oxy dồi dào.
Tuy nhiên để cua có được màu sắc bắt mắt thì không hề dễ dàng chút nào. Vì trong quá trình ăn, cua gặm đất và tạo ra sắc tố màu nên người nuôi phải mang đất từ các khu vực chúng sinh sống để đem về nhân tạo.
Hiện tại giá cua kiểng phụ thuộc vào kích thước theo chiều ngang của mai (từ 3 đến 7cm), dao động từ 80 đến 350 nghìn đồng. (Ảnh: Dân trí)
Bên cạnh cua kiểng, thú chơi kiến cảnh cũng là một trào lưu đang rất được yêu thích hiện nay. Tại TP HCM, anh Nguyễn Tấn Minh Nhựt đến với nghề nuôi kiến rất tình cờ. Kinh doanh cửa hàng thủy sinh, là người yêu thích thiên nhiên nên anh thường xuyên tìm hiểu về nhiều loài động vật, trong đó có kiến.
Tháng 8/2019, anh Nhựt tìm được một tổ kiến trong gốc cây rồi mang về để vào bể thủy sinh cho tự sinh sản. Lúc đó anh còn chưa biết đến cộng đồng chơi kiến.
"Sau khi biết đến trên thế giới và Việt Nam có thú chơi này, tôi bắt đầu mày mò làm tank (bể nuôi kiến). Hiện nay nuôi khoảng 7 loài", anh Nhựt chia sẻ.
Đây là loại không thể leo nên nuôi khá nhàn. Một trong những nỗi khổ của người nuôi kiến là việc bắt chúng lại khi xổng chuồng. "Phải thật kiên nhẫn, nhẹ tay nếu không sẽ làm chết", anh Nhựt chia sẻ.
Một tank có hai phần chính: phần tổ bên dưới làm từ một loại xi măng xây dựng và phần mô phỏng không gian săn mồi của kiến, bao bọc bởi các lớp mica trong suốt. Ngoài ra còn có hai hộc nhỏ bên hông: hộc bên dưới là nơi kiến gom rác, thức ăn thừa để làm sạch tổ, hộc bên trên là nơi để thức ăn.
Một chiếc tank chuẩn phải đảm bảo yếu tố kín, khít để tránh xổng kiến hoặc kiến bên ngoài tự nhiên xâm nhập vào phá đàn kiến nuôi. Phần nắp tank được làm bằng lưới để tạo độ thông thoáng.
Anh Nhựt tự thiết kế không gian săn mồi cho kiến bằng cỏ cây nhựa, đá thậm chí là cành cây...
>>>Xem thêm video: Trào lưu "ăn tươi nuốt sống" tràn lan trên MXH (Nguồn: VTV24).