Mực ma cà rồng có tên khoa học là Vampyroteuthis infernalis. (Nguồn: Genk)Khi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1903, nó bị nhầm lẫn là bạch tuộc. (Nguồn: KhoaHoc.tv)Trên thực tế, sinh vật này không phải là mực hay bạch tuộc, mà nó được phân loại trong một Lớp riêng biệt. (Nguồn: sci.news)Mực ma cà rồng thường sinh sống ở độ sâu 600-900 mét dưới mực nước biển. (Nguồn: baomoi.com)Trên thân mực ma cà rồng có hai vây giống như tai. Nhờ chúng mà nó có thể di chuyển trong nước. (Nguồn: KhoaHoc.tv)Cơ thể của mực ma cà rồng mềm và sền sệt như sứa hơn là mực. (Nguồn: VnExpress)Khi cảm thấy bị đe dọa hay sợ hãi, ngoại hình của loài sinh vật này thậm chí còn đáng sợ hơn bình thường rất nhiều. (Nguồn: VnExpress)Cụ thể, trong trường hợp này mực Ma cà rồng sẽ lộn trái cơ thể, phô ra lớp gai nhọn nằm bên trong để hù dọa kẻ thù. 8 xúc tu giống như bạch tuộc dang ra, tạo thành chiếc ô khổng lồ để bảo vệ cơ thể. (Nguồn: elementari.net)Mắt của mực ma cà rồng có thể mang màu đỏ hoặc xanh tùy thuộc vào ánh sáng. (Nguồn: CafeBiz) Trên cơ thể mực ma cà rồng phủ rất nhiều chất tạo sáng (photophores), cho phép chúng phát quang hoặc biến thành vô hình trong vùng nước tối. Mực ma cà rồng có thể điều khiển nồng độ chất này để thu hút con mồi hoặc xua đuổi kẻ thù. (Nguồn: lostbird.vn) Mặc dù sở hữu cả cái tên lẫn cơ thể có vẻ “hung ác” nhưng mực Ma cà rồng lại không phải là một kẻ đi săn sinh vật sống. Thay vào đó, nó chỉ đơn giản là nổi lơ lửng giữa đại dương và lọc các mảnh vụn phù du- phần xác của các thực thể sống dưới nước bị phân rã ra- làm nguồn thức ăn chính.
Mực ma cà rồng có tên khoa học là Vampyroteuthis infernalis. (Nguồn: Genk)
Khi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1903, nó bị nhầm lẫn là bạch tuộc. (Nguồn: KhoaHoc.tv)
Trên thực tế, sinh vật này không phải là mực hay bạch tuộc, mà nó được phân loại trong một Lớp riêng biệt. (Nguồn: sci.news)
Mực ma cà rồng thường sinh sống ở độ sâu 600-900 mét dưới mực nước biển. (Nguồn: baomoi.com)
Trên thân mực ma cà rồng có hai vây giống như tai. Nhờ chúng mà nó có thể di chuyển trong nước. (Nguồn: KhoaHoc.tv)
Cơ thể của mực ma cà rồng mềm và sền sệt như sứa hơn là mực. (Nguồn: VnExpress)
Khi cảm thấy bị đe dọa hay sợ hãi, ngoại hình của loài sinh vật này thậm chí còn đáng sợ hơn bình thường rất nhiều. (Nguồn: VnExpress)
Cụ thể, trong trường hợp này mực Ma cà rồng sẽ lộn trái cơ thể, phô ra lớp gai nhọn nằm bên trong để hù dọa kẻ thù. 8 xúc tu giống như bạch tuộc dang ra, tạo thành chiếc ô khổng lồ để bảo vệ cơ thể. (Nguồn: elementari.net)
Mắt của mực ma cà rồng có thể mang màu đỏ hoặc xanh tùy thuộc vào ánh sáng. (Nguồn: CafeBiz)
Trên cơ thể mực ma cà rồng phủ rất nhiều chất tạo sáng (photophores), cho phép chúng phát quang hoặc biến thành vô hình trong vùng nước tối. Mực ma cà rồng có thể điều khiển nồng độ chất này để thu hút con mồi hoặc xua đuổi kẻ thù. (Nguồn: lostbird.vn)
Mặc dù sở hữu cả cái tên lẫn cơ thể có vẻ “hung ác” nhưng mực Ma cà rồng lại không phải là một kẻ đi săn sinh vật sống. Thay vào đó, nó chỉ đơn giản là nổi lơ lửng giữa đại dương và lọc các mảnh vụn phù du- phần xác của các thực thể sống dưới nước bị phân rã ra- làm nguồn thức ăn chính.