Các nhà khoa học lần đầu tiên sử dụng kỹ thuật chụp ảnh 3D tiên tiến để kiểm tra chi tiết giác hút bắt mồi của Vampyronassa rhodanica (V. rhodanica), họ hàng đã tuyệt chủng của mực ma cà rồng hiện đại (Vampyroteuthis hellnalis)."Lần đầu tiên, chúng tôi chứng minh được V. rhodanica có sự kết hợp giữa các đặc điểm giải phẫu mà ngày nay không còn tồn tại", Alison Rowe, nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên cứu Cổ sinh vật học (CR2P) ở Paris, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.3 mẫu hóa thạch dùng trong nghiên cứu được khai quật từ La Voulte-sur-Rhône Lagerstätte - vùng hóa thạch có niên đại khoảng 164 triệu năm ở Ardèche, đông nam nước Pháp.Các nhà khoa học lần đầu nghiên cứu chúng vào năm 2002 và xác định chúng thuộc về một loài chưa từng biết đến. Loài vật này có 8 cánh tay với các giác hút lớn và lông gai.Thời điểm đó, các chuyên gia biết rằng mỗi cánh tay có một hàng giác hút với lông gai mọc hai bên nhưng chưa rõ cấu trúc chính xác cũng như đặc điểm giải phẫu bên trong con vật.Trong nghiên cứu mới, nhóm tác giả xem xét lại các hóa thạch bằng tia X và hiểu thêm nhiều điều về phần bên trong V. rhodanica. Họ tái tạo các giác hút của nó với độ phân giải cao để "mổ xẻ" chúng trên màn hình.Những giác hút này có hình dạng tương tự mực ma cà rồng ngày nay nhưng lớn hơn, nhiều hơn và khoảng cách giữa chúng cũng gần hơn. V. rhodanica cũng có hai cánh tay mang cấu trúc giác hút và lông gai hơi khác, dài hơn một chút so với 6 cánh tay còn lại.Dựa vào các đặc điểm trên và cơ thể chắc khỏe của V. rhodanica, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết, loài vật này là kẻ săn mồi dưới đại dương, sử dụng những cánh tay đặc biệt với siêu giác hút để bắt và thao túng con mồi.Điều này khiến nó trở nên khác biệt với mực ma cà rồng hiện đại - loài vật không đi săn mà chỉ ăn các sinh vật nhỏ bé và mảnh vật chất hữu cơ rơi xuống biển sâu từ những lớp nước phía trên.Mực ma cà rồng sử dụng những sợi mảnh, dài và dính để hút thức ăn từ cột nước, nhưng nhóm nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về những sợi này ở V. rhodanica. Whalen cho biết, có thể V. rhodanica thực sự không có bộ phận như vậy, hoặc các mẫu hóa thạch bị thiếu.Nếu sinh vật cổ xưa này thực sự không có các sợi mảnh, chúng nhiều khả năng có họ gần với bạch tuộc hiện đại hơn là mực ma cà rồng. Nhưng hiện tại, đây vẫn là một câu hỏi mở cần được nghiên cứu thêm.
Các nhà khoa học lần đầu tiên sử dụng kỹ thuật chụp ảnh 3D tiên tiến để kiểm tra chi tiết giác hút bắt mồi của Vampyronassa rhodanica (V. rhodanica), họ hàng đã tuyệt chủng của mực ma cà rồng hiện đại (Vampyroteuthis hellnalis).
"Lần đầu tiên, chúng tôi chứng minh được V. rhodanica có sự kết hợp giữa các đặc điểm giải phẫu mà ngày nay không còn tồn tại", Alison Rowe, nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên cứu Cổ sinh vật học (CR2P) ở Paris, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
3 mẫu hóa thạch dùng trong nghiên cứu được khai quật từ La Voulte-sur-Rhône Lagerstätte - vùng hóa thạch có niên đại khoảng 164 triệu năm ở Ardèche, đông nam nước Pháp.
Các nhà khoa học lần đầu nghiên cứu chúng vào năm 2002 và xác định chúng thuộc về một loài chưa từng biết đến. Loài vật này có 8 cánh tay với các giác hút lớn và lông gai.
Thời điểm đó, các chuyên gia biết rằng mỗi cánh tay có một hàng giác hút với lông gai mọc hai bên nhưng chưa rõ cấu trúc chính xác cũng như đặc điểm giải phẫu bên trong con vật.
Trong nghiên cứu mới, nhóm tác giả xem xét lại các hóa thạch bằng tia X và hiểu thêm nhiều điều về phần bên trong V. rhodanica. Họ tái tạo các giác hút của nó với độ phân giải cao để "mổ xẻ" chúng trên màn hình.
Những giác hút này có hình dạng tương tự mực ma cà rồng ngày nay nhưng lớn hơn, nhiều hơn và khoảng cách giữa chúng cũng gần hơn. V. rhodanica cũng có hai cánh tay mang cấu trúc giác hút và lông gai hơi khác, dài hơn một chút so với 6 cánh tay còn lại.
Dựa vào các đặc điểm trên và cơ thể chắc khỏe của V. rhodanica, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết, loài vật này là kẻ săn mồi dưới đại dương, sử dụng những cánh tay đặc biệt với siêu giác hút để bắt và thao túng con mồi.
Điều này khiến nó trở nên khác biệt với mực ma cà rồng hiện đại - loài vật không đi săn mà chỉ ăn các sinh vật nhỏ bé và mảnh vật chất hữu cơ rơi xuống biển sâu từ những lớp nước phía trên.
Mực ma cà rồng sử dụng những sợi mảnh, dài và dính để hút thức ăn từ cột nước, nhưng nhóm nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về những sợi này ở V. rhodanica. Whalen cho biết, có thể V. rhodanica thực sự không có bộ phận như vậy, hoặc các mẫu hóa thạch bị thiếu.
Nếu sinh vật cổ xưa này thực sự không có các sợi mảnh, chúng nhiều khả năng có họ gần với bạch tuộc hiện đại hơn là mực ma cà rồng. Nhưng hiện tại, đây vẫn là một câu hỏi mở cần được nghiên cứu thêm.