Theo đó, các nhà thiên văn học sử dụng nhiều phương pháp để đo khối lượng lỗ đen nằm ở trung tâm thiên hà NGC 3258.
Trong các thiên hà hình elip khổng lồ, hầu hết các phép đo bao gồm quan sát chuyển động quỹ đạo của các ngôi sao xung quanh lỗ đen được thực hiện dưới ánh sáng hồng ngoại.
Một kỹ thuật khác là thăm dò, phân tích các đám mây khí quay quanh các lỗ đen. Cách này mang lại độ chính xác cao hơn.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Khoảng 10% các thiên hà hình elip chứa các vành đĩa khí lạnh, dày đặc thường xuyên quay quanh tại trung tâm của chúng. Những vành đĩa này chứa khí carbon monoxide, có thể quan sát được bằng kính viễn vọng vô tuyến bước sóng milimet.
Bằng cách sử dụng công nghệ thăm dò phát xạ từ các phân tử carbon monoxide, các nhà thiên văn học có thể đo được vận tốc của các đám mây khí quay quanh lỗ đen nằm trong thiên hà.
Giáo sư Aaron Barth, nhà thiên văn học thuộc Đại học California cho biết, chúng tôi đã khảo sát các thiên hà hình elip gần đó với Đài ALMA để tìm và nghiên cứu các vành đĩa khí phân tử quay quanh lỗ đen khổng lồ nằm ở NGC 3258.
Dữ liệu ALMA cho thấy tốc độ quay của vành đĩa tăng từ 620.000 dặm / giờ (1 triệu km/h) ở rìa ngoài của nó, cách lỗ đen khoảng 500 năm ánh sáng, đến hơn 1,9 triệu dặm / giờ (gần 3 triệu km/h) gần trung tâm của vành đĩa, cách chỉ 65 năm ánh sáng tính từ lỗ đen.
Các nhà thiên văn học đã xác định khối lượng của lỗ đen bằng cách mô hình hóa vòng quay của vành đĩa.
Việc dùng phương pháp đo tốc độ quay nhanh của vành đĩa cho phép các nhà nghiên cứu xác định khối lượng của lỗ đen với độ chính xác cao hơn 12%, so với các phép đo truyền thống, mức sai số thấp hơn 1%.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.