Năm 2019, Israel đã lưu trữ Tardigrades trong “Thư viện Mặt trăng”, thiết bị sử dụng công nghệ nano để lưu trữ ADN của con người và hơn 30 triệu trang về lịch sử loài người đọc dưới kính hiển vi. Trước đó, họ rút toàn bộ nước trong người Tardigrades, đặt chúng vào hổ phách nhân tạo.
Những con Tardigrades này được tàu thăm dò Beresheet mang vào không gian. Nhưng con tàu đã gặp nạn sau cú đâm vào bề mặt Mặt trăng. Tuy nhiên, vì đã được hút nước, khả năng sinh tồn của loài này rất cao. Ước tính, chúng có thể sống trong trạng thái này hơn một thập kỷ.
Đồng thời, Tardigrades có khả năng hồi phục nhanh chóng. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy gấu nước có thể tồn tại trong môi trường chân không với áp suất mạnh gấp 5 lần so với những sinh vật sống ở những đại dương sâu nhất. Nguồn gốc của khả năng này vẫn còn là điều bí ẩn với giới khoa học.
Giả thuyết cho rằng khi Tardigrades rơi vào trạng thái “khô cạn”, cơ thể chúng tự động thay thế một số chất trong tế bài thành phân tử trehalose, đường tự nhiên thường có trong nhiều sinh vật sống như nấm, vi khuẩn…
Trehalose không chỉ thay thế nước mà còn hạn chế hoạt động vật lý của các phân tử nước còn sót lại trong cơ thể sinh vật, giúp chúng không bị co giãn khi gặp nhiệt độ nóng, lạnh. Điều này là rất quan trọng bởi việc mở rộng các phân tử nước có thể khiến phá huỷ tế bào ngay lập tức.
Ngoài không gian là môi trường chân không, gây nguy hiểm cho các loài sinh vật trên Trái đất. Ngoài ra, bầu khí quyển trên Trái đất còn bảo vệ các loài sinh vật khỏi bức xạ của các siêu tân tinh, Mặt trời. Bức xạ không gian tồn tại dưới dạng các hạt tích điện. Khi ngấm vào cơ thể sinh vật, chúng xé toạc các phân tử, phá huỷ ADN.
Nhưng Tardigrades, khi ở trạng thái rút nước, tạo ra lượng chất chống oxy hóa, thường có trong các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ. Từ đó, giúp vô hiệu hóa tác hại của những oxy nguy hiểm gây ra từ bức xạ. Do đó, Tardigrades có thể chịu được bức xạ cao hơn, tốt hơn so với các sinh vật khác.
Những bí ẩn khác
Nghiên cứu mới đây của tạp chí Genome Biology and Evolution cho thấy Tardigrades dường như không thể phân biệt màu sắc. Đó là bởi hầu hết loài gấu nước không có opsins, một protein có khả năng cảm thụ ánh sáng. Opsins giúp các loài động vật nhìn thấy màu sắc.
Tuy nhiên, cũng có loài Tardigrades, gọi là Ramazzottius variornatus, không có mắt dù opsins hoạt động. Loài khác, Hypsibius exelarisI, có mắt nhưng không phản ứng với kích thích ánh sáng.
Nhiều khả năng những con Tardigrades khác có thể nhận diện một số màu sắc. Nhưng đa phần chúng nhìn mọi vật qua hai màu đen và trắng.
Một điểm yếu khác của Tardigrades là chúng không thể sống lâu trong nhiệt độ cao nếu chúng ở trạng thái “khô cạn”, dù loài này có thể chịu được nhiệt độ lên đến 150 độ C. Nghiên cứu cho thấy Tardigrades khi mất nước chỉ có thể sống 24 giờ dưới nhiệt độ gần 83 độ C.
Nếu đột ngột bị chuyển đến nơi có nhiệt độ cao, chúng sẽ không chết trong thời gian ngắn. Nhưng nếu có thời gian từ từ thích nghi với nhiệt độ cao, Tardigrades sẽ biến đổi và tồn tại lâu hơn. Mọi khả năng sinh tồn của loài này đều đến từ việc dần dần thích nghi vào trạng thái mới.