Soi "hành tinh nghiêng" trong vũ trụ

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu tại Đại học Exeter, Anh tìm thêm nhiều bằng chứng cho thấy vũ trụ ngày càng có nhiều hành tinh khổng lồ có quỹ đạo nghiêng đến mức quỹ đạo của chúng có thể vuông góc, hoặc thậm chí ngược so với vòng quay quỹ đạo của ngôi sao mẹ.

Phần lớn, các hành tinh nghiêng này nằm ngoài Hệ Mặt trời chúng ta.

Chúng được hình thành từ vành đĩa khí và bụi xoáy cộng sinh bao quanh các ngôi sao trẻ.

Do vành đĩa quay cùng hướng với ngôi sao, nên các hành tinh được sinh ra từ vành đĩa sẽ quay theo cùng một hướng. Tuy nhiên, trong một hệ thống hành tinh quá đông, các hành tinh “uy lực” hơn sẽ đẩy, chen chúc các hành tinh ra bên ngoài hệ thống, một số lại lập lững giữa  ranh giới “bên trong- và bên ngoài” trong tư thế quỹ đạo nghiêng ngả đặc thù.

Soi

Nguồn ảnh: Inverse 

Được phát hiện bởi vệ tinh COROT của châu Âu, COROT-Exo-1b là hành tinh có thể được nhìn thấy từ Trái đất bằng kính viễn vọng, nó gây sốc với trục quỹ đạo bị nghiêng một góc khoảng 77 độ. Một hành tinh nghiêng tương tự khác được phát hiện gọi là Drake XO-3b.

Tổng thể, hiện tại có từ 25 đến 50 phần trăm tất cả các hành tinh ngoài hệ mặt trời có trục quỹ đạo nghiêng một góc vượt quá 30 độ. Trong số các hành tinh trong hệ mặt trời, Trái đất có độ nghiêng quỹ đạo lớn nhất so với trục quay của mặt trời ở một góc 7,1 độ.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


 

Huỳnh Dũng (theo ScienceAlert)

>> xem thêm

Bình luận(0)