Vào tháng 10 năm 2021, hai người dân địa phương ở Borneo, Indonesia tình cờ tìm thấy 1 con chim lạ. Họ đã chụp ảnh của nó rồi thả đi. Sau đó họ đã liên hệ với các tổ chức nghiên cứu và bảo tồn chim của quốc gia.Tới ngày 24 tháng 2 năm 2021, một nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi nhà điểu học Panji Gusti Akbar và tổ chức bảo tồn chim Birdpacker của Indonesia mới có cơ hội tìm lại được con chim đó.Con chim lạ này có lông màu nâu xen lẫn đen và trắng. Mắt của nó có màu nâu đỏ, xung quanh vùng mắt là một dải lông đen. Mỏ của nó vô cùng cứng chắc. Cuối cùng, họ đã xác định được đây là chim khướu mày đen, thuộc bộ Sẻ. Tên khoa học của nó là Malacocincla perspicillata.Thế nhưng, loài chim này đã biến mất không dấu vết từ năm 1848. Do đó, việc loài chim khướu mày đen xuất hiện trở lại sau hơn 170 năm bị coi là tuyệt chủng đã khiến các nhà nghiên cứu vô cùng kinh ngạc.Được biết, loài chim này được nhà tự nhiên học Carl Schwaner phát hiện vào những năm 1840 trong một chuyến thám hiểm đến vùng Đông Ấn. Dựa vào những thông tin này, nhà sinh vật Charles Lucien Bonaparte đã mô tả khoa học loài chim lạ này và đặt tên là Malacocincla perspicillata.Và cũng kể từ khoảng thời gian đó cho tới hơn 170 năm sau, Malacocincla perspicillata mới được tìm thấy trong khu rừng Nam Kalimantan thuộc đảo Borneo, Indonesia.Không những thế, loài chim nhỏ bé còn từng được coi là "bí ẩn lớn trong thần thoại của Indonesia". Những cuộc tranh luận về xuất xứ của loài chim này đã kéo dài tới cả thế kỷ. Giờ đây các nhà khoa học đã biết được hình dáng thực sự của chúng trông như thế nào.Dù rất vui vì đã phát hiện loài chim tưởng như tuyệt chủng, nhưng các nhà khoa học vẫn lo lắng rằng thời gian và tình trạng sống của những con chim này sẽ thế nào. Liệu chúng có thực sự an toàn không?Nếu như một loài có quy mô quần thể lớn và khả năng di truyền đa dạng phong phú thì sẽ rất có lợi cho sự phát triển và tồn tại của quần thể. Nhưng nếu quy mô quần thể quá nhỏ thì khả năng sống sót của loài sẽ ít hơn nhiều.Ví dụ như trước đây, các nhà khoa học đã tìm thấy một con rùa khổng lồ Fernandina trong một chuyến thám hiểm. Họ cho biết loài rùa này đã biến mất trong hơn 100 năm và lý do khiến số lượng của chúng suy giảm mạnh là do bị con người săn bắt quá nhiều.Việc phát hiện ra loài rùa này vừa là tin vui, các nhà khoa học cũng lo lắng rằng nếu con rùa khổng lồ Fernandinanày chết thì quần thể này sẽ biến mất.Tốc độ tuyệt chủng của động vật có xương sống hiện nay đang nhanh gấp 114 lần so với trước đây. Các nhà khoa học lo ngại rằng điều này sẽ khiến cho sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 sẽ diễn ra. Với tốc độ tuyệt chủng đang tăng nhanh như hiện nay thì loài chim khướu mày đen sẽ bị rơi vào tình trạng nguy hiểm.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Vào tháng 10 năm 2021, hai người dân địa phương ở Borneo, Indonesia tình cờ tìm thấy 1 con chim lạ. Họ đã chụp ảnh của nó rồi thả đi. Sau đó họ đã liên hệ với các tổ chức nghiên cứu và bảo tồn chim của quốc gia.
Tới ngày 24 tháng 2 năm 2021, một nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi nhà điểu học Panji Gusti Akbar và tổ chức bảo tồn chim Birdpacker của Indonesia mới có cơ hội tìm lại được con chim đó.
Con chim lạ này có lông màu nâu xen lẫn đen và trắng. Mắt của nó có màu nâu đỏ, xung quanh vùng mắt là một dải lông đen. Mỏ của nó vô cùng cứng chắc. Cuối cùng, họ đã xác định được đây là chim khướu mày đen, thuộc bộ Sẻ. Tên khoa học của nó là Malacocincla perspicillata.
Thế nhưng, loài chim này đã biến mất không dấu vết từ năm 1848. Do đó, việc loài chim khướu mày đen xuất hiện trở lại sau hơn 170 năm bị coi là tuyệt chủng đã khiến các nhà nghiên cứu vô cùng kinh ngạc.
Được biết, loài chim này được nhà tự nhiên học Carl Schwaner phát hiện vào những năm 1840 trong một chuyến thám hiểm đến vùng Đông Ấn. Dựa vào những thông tin này, nhà sinh vật Charles Lucien Bonaparte đã mô tả khoa học loài chim lạ này và đặt tên là Malacocincla perspicillata.
Và cũng kể từ khoảng thời gian đó cho tới hơn 170 năm sau, Malacocincla perspicillata mới được tìm thấy trong khu rừng Nam Kalimantan thuộc đảo Borneo, Indonesia.
Không những thế, loài chim nhỏ bé còn từng được coi là "bí ẩn lớn trong thần thoại của Indonesia". Những cuộc tranh luận về xuất xứ của loài chim này đã kéo dài tới cả thế kỷ. Giờ đây các nhà khoa học đã biết được hình dáng thực sự của chúng trông như thế nào.
Dù rất vui vì đã phát hiện loài chim tưởng như tuyệt chủng, nhưng các nhà khoa học vẫn lo lắng rằng thời gian và tình trạng sống của những con chim này sẽ thế nào. Liệu chúng có thực sự an toàn không?
Nếu như một loài có quy mô quần thể lớn và khả năng di truyền đa dạng phong phú thì sẽ rất có lợi cho sự phát triển và tồn tại của quần thể. Nhưng nếu quy mô quần thể quá nhỏ thì khả năng sống sót của loài sẽ ít hơn nhiều.
Ví dụ như trước đây, các nhà khoa học đã tìm thấy một con rùa khổng lồ Fernandina trong một chuyến thám hiểm. Họ cho biết loài rùa này đã biến mất trong hơn 100 năm và lý do khiến số lượng của chúng suy giảm mạnh là do bị con người săn bắt quá nhiều.
Việc phát hiện ra loài rùa này vừa là tin vui, các nhà khoa học cũng lo lắng rằng nếu con rùa khổng lồ Fernandinanày chết thì quần thể này sẽ biến mất.
Tốc độ tuyệt chủng của động vật có xương sống hiện nay đang nhanh gấp 114 lần so với trước đây. Các nhà khoa học lo ngại rằng điều này sẽ khiến cho sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 sẽ diễn ra. Với tốc độ tuyệt chủng đang tăng nhanh như hiện nay thì loài chim khướu mày đen sẽ bị rơi vào tình trạng nguy hiểm.