Nhà khoa học khí hậu Kunio Kaiho thuộc Đại học Tohoku, Nhật Bản dẫn đầu một nhóm chuyên gia mới công bố kết quả nghiên cứu gây chú ý liên qua đến cuộc đại tuyệt chủng thứ 6. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí khoa học Biogeoscience.Cụ thể, nhóm của nhà khoa học khí hậu Kunio Kaiho phát hiện sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu càng lớn thì mức độ tuyệt chủng càng lớn.Đối với các sự kiện nguội lạnh toàn cầu, tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất xảy ra khi nhiệt độ giảm khoảng 7 độ C. Với các sự kiện tuyệt chủng liên quan đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, "điểm tử thần" nằm ở mức 9 độ C.Con số này cao hơn nhiều so với các ước tính trước đó của giới chuyên gia. Với phát hiện mới này, nhóm của nhà khoa học khí hậu Kunio Kaiho nhận định nếu nhiệt độ Trái đất tăng thêm 5,2 độ C thì sẽ có thể tiêu diệt toàn bộ sự sống ở các đại dương.Dự trên tính toán mới, nhà khoa học khí hậu Kunio Kaiho nhận định sự kiện tuyệt chủng có thể giết chết 95% các loài trên hành tinh từng xảy ra 250 triệu năm trước khó có thể lặp lại trước năm 2500 dù là theo chiều hướng xấu nhất.Thêm nữa, tốc độ của cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 cũng khiến giới chuyên gia lo ngại. Nguyên do là bởi giới nghiên cứu cho rằng cuộc đại tuyệt chủng này đang xảy ra từ từ trên phạm vi toàn thế giới.Theo đó, nhiều loài động thực vật trên Trái đất sẽ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng không chỉ vì nhiệt độ tăng lên theo từng năm mà còn là vì những thay đổi về điều kiện sống diễn ra quá nhanh khiến chúng không thể kịp thời thích nghi.Mối nguy hiểm về cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 không chỉ đến từ bản thân Trái đất mà còn đến từ những tác động của con người như vấn đề xả thải, ô nhiễm môi trường...Xuất phát từ những điều này, nhóm chuyên gia Nhật Bản nhận định sẽ rất khó để dự báo diễn biến của cuộc đại tuyệt chủng sắp tới.Mời độc giả xem video: Giải cứu ếch cây khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn: THTPCT.
Nhà khoa học khí hậu Kunio Kaiho thuộc Đại học Tohoku, Nhật Bản dẫn đầu một nhóm chuyên gia mới công bố kết quả nghiên cứu gây chú ý liên qua đến cuộc đại tuyệt chủng thứ 6. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí khoa học Biogeoscience.
Cụ thể, nhóm của nhà khoa học khí hậu Kunio Kaiho phát hiện sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu càng lớn thì mức độ tuyệt chủng càng lớn.
Đối với các sự kiện nguội lạnh toàn cầu, tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất xảy ra khi nhiệt độ giảm khoảng 7 độ C. Với các sự kiện tuyệt chủng liên quan đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, "điểm tử thần" nằm ở mức 9 độ C.
Con số này cao hơn nhiều so với các ước tính trước đó của giới chuyên gia. Với phát hiện mới này, nhóm của nhà khoa học khí hậu Kunio Kaiho nhận định nếu nhiệt độ Trái đất tăng thêm 5,2 độ C thì sẽ có thể tiêu diệt toàn bộ sự sống ở các đại dương.
Dự trên tính toán mới, nhà khoa học khí hậu Kunio Kaiho nhận định sự kiện tuyệt chủng có thể giết chết 95% các loài trên hành tinh từng xảy ra 250 triệu năm trước khó có thể lặp lại trước năm 2500 dù là theo chiều hướng xấu nhất.
Thêm nữa, tốc độ của cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 cũng khiến giới chuyên gia lo ngại. Nguyên do là bởi giới nghiên cứu cho rằng cuộc đại tuyệt chủng này đang xảy ra từ từ trên phạm vi toàn thế giới.
Theo đó, nhiều loài động thực vật trên Trái đất sẽ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng không chỉ vì nhiệt độ tăng lên theo từng năm mà còn là vì những thay đổi về điều kiện sống diễn ra quá nhanh khiến chúng không thể kịp thời thích nghi.
Mối nguy hiểm về cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 không chỉ đến từ bản thân Trái đất mà còn đến từ những tác động của con người như vấn đề xả thải, ô nhiễm môi trường...
Xuất phát từ những điều này, nhóm chuyên gia Nhật Bản nhận định sẽ rất khó để dự báo diễn biến của cuộc đại tuyệt chủng sắp tới.
Mời độc giả xem video: Giải cứu ếch cây khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn: THTPCT.