Vào cuối những năm 1980, các nhà khoa học cho hay có khoảng 300 cá thể voọc mông trắng (hay còn gọi voọc quần đùi trắng) ở Việt Nam.Theo dữ liệu của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Thế giới, Việt Nam chỉ còn khoảng 250 cá thể voọc mông trắng vào năm 2015. Khi ấy, số lượng voọc mông trắng suy giảm nhanh chóng do nạn săn bắt trộm và mất môi trường sống.Vì vậy, voọc mông trắng - loài bị đe dọa nghiêm trọng có tên trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN).Hiện loài voọc mông trắng hồi sinh tốt ở khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, tỉnh Ninh Bình và vùng núi đá vôi của tỉnh Hà Nam, Việt Nam.Ông Trần Xuân Quang - nhân viên khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long cho hay trước khi thực hiện dự án bảo tồn chỉ có khoảng 20 - 30 cá thể voọc mông trắng. Thế nhưng, đến hiện nay, số lượng này đã tăng lên khoảng 200 cá thể. Đó là thành quả của quá trình bảo tồn.Voọc mông trắng có tên gọi khoa học là Trachypithecus delacouri. Đây là một loài linh trưởng cỡ lớn, thuộc họ khỉ, bộ Linh trưởng.Loài voọc này được xác định là loài đặc hữu của Việt Nam, không có ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái đất. Chúng sống chủ yếu ở rừng cây gỗ trên núi đá vôi.Voọc mông trắng có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới, được xếp hạng rất nguy cấp. Chúng cũng được liệt kê cực kỳ nguy cấp trong danh sách các loài bị đe dọa của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế.Thức ăn chủ yếu của voọc mông trắng là chồi, lá và quả. Vùng hoạt động kiếm ăn của chúng tương đối rộng, cả trên núi đất lẫn núi đá. Phạm vi sống của mỗi đàn từ 20 - 50 ha.Khi được 4 - 5 năm tuổi, voọc mông trắng đến tuổi trưởng thành và có thể sinh sản. Chúng có thời gian mang thai khoảng 6 tháng. Mùa sinh sản của voọc mông trắng thường vào mùa xuân từ tháng 1 - 3 hàng năm và chỉ đẻ 1 con.Mời độc giả xem video: Tạm giữ đối tượng tàng trữ động vật hoang dã quý hiếm. Nguồn: THDT.
Vào cuối những năm 1980, các nhà khoa học cho hay có khoảng 300 cá thể voọc mông trắng (hay còn gọi voọc quần đùi trắng) ở Việt Nam.
Theo dữ liệu của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Thế giới, Việt Nam chỉ còn khoảng 250 cá thể voọc mông trắng vào năm 2015. Khi ấy, số lượng voọc mông trắng suy giảm nhanh chóng do nạn săn bắt trộm và mất môi trường sống.
Vì vậy, voọc mông trắng - loài bị đe dọa nghiêm trọng có tên trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN).
Hiện loài voọc mông trắng hồi sinh tốt ở khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, tỉnh Ninh Bình và vùng núi đá vôi của tỉnh Hà Nam, Việt Nam.
Ông Trần Xuân Quang - nhân viên khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long cho hay trước khi thực hiện dự án bảo tồn chỉ có khoảng 20 - 30 cá thể voọc mông trắng. Thế nhưng, đến hiện nay, số lượng này đã tăng lên khoảng 200 cá thể. Đó là thành quả của quá trình bảo tồn.
Voọc mông trắng có tên gọi khoa học là Trachypithecus delacouri. Đây là một loài linh trưởng cỡ lớn, thuộc họ khỉ, bộ Linh trưởng.
Loài voọc này được xác định là loài đặc hữu của Việt Nam, không có ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái đất. Chúng sống chủ yếu ở rừng cây gỗ trên núi đá vôi.
Voọc mông trắng có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới, được xếp hạng rất nguy cấp. Chúng cũng được liệt kê cực kỳ nguy cấp trong danh sách các loài bị đe dọa của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế.
Thức ăn chủ yếu của voọc mông trắng là chồi, lá và quả. Vùng hoạt động kiếm ăn của chúng tương đối rộng, cả trên núi đất lẫn núi đá. Phạm vi sống của mỗi đàn từ 20 - 50 ha.
Khi được 4 - 5 năm tuổi, voọc mông trắng đến tuổi trưởng thành và có thể sinh sản. Chúng có thời gian mang thai khoảng 6 tháng. Mùa sinh sản của voọc mông trắng thường vào mùa xuân từ tháng 1 - 3 hàng năm và chỉ đẻ 1 con.
Mời độc giả xem video: Tạm giữ đối tượng tàng trữ động vật hoang dã quý hiếm. Nguồn: THDT.