Ngay khi nhận được thông báo của Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa về việc có người dân giao nộp 2 mẹ con Voọc Xám quý hiếm, Đội Cứu hộ của Chương tình Cứu hộ Linh trưởng nguy cấp (EPRC) đã cấp tốc lên đường.Hai mẹ con voọc được phát hiện bên sườn núi, trong tình trạng mệt mỏi nên được anh Trịnh Đức Mạnh, sinh năm 1994 tại thị trấn Lang Chánh, Thanh Hóa đưa về nhà và liên hệ với cơ quan chức năng để giao nộp.Đây là 2 cá thể thuộc loài Voọc xám - loài vô cùng quý hiếm, được bảo hộ tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP, va Nghị định 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.Voọc xám Đông Dương (Danh pháp khoa học: Trachypithecus phayrei crepusculus) hay còn gọi là Voọc xám Đông Nam Á hay gọi đơn giản là Voọc xám ở Việt Nam, là một trong ba phân loài của loài Voọc xám (Trachypithecus phayrei) phân bố ở vùng Đông Nam Á.Một số nghiên cứu cho rằng chúng được coi là một loài riêng biệt với danh pháp khoa học là Trachypithecus crepusculus, danh pháp đồng nghĩa Presbytis crepusculus.Chúng là loài linh trưởng phân bố ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, số lượng của loài này ở Việt Nam không còn nhiều. Mức độ đe dọa ở bậc V (sắp nguy cấp, số lượng còn rất ít).Voọc xám phân bố ở nhiều khu rừng từ Tây Bắc cho đến Nghệ An. Hiện trạng về phân bố, và số lượng voọc xám ở Việt Nam trong những năm gần đây chưa được nghiên cứu đầy đủ.Đây là loài khỉ có thân hình thon nhỏ, trọng lượng từ 5–9 kg. Chúng có đặc điểm nhận dạng là bộ lông màu xám tro tới màu nâu đen, trên đầu có mào lông, đỉnh đầu có mào lông xám, da bao quanh mắt có màu xanh và trắng.Lông ở vùng lưng thẫm hơn ở vùng bụng. Bên hông có các lông dài, đầu lông có ánh bạc. Đuôi dài hơn thân, lông đuôi rất dài. Chân tay rất dài, chân tay có màu đen, phần trên cánh tay, chân và đuôi có màu xám bạc.Voọc xám sống trong các khu rừng trên núi đá các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, ở những vùng rừng cây cao trên núi đá vôi, không sống trên rừng hỗn giao tre nứa. Chúng sống thành từng nhóm từ 3- 30 cá thể.Voọc xám hoạt động vào ban ngày. Cuộc sống leo trèo trên cây. Có thể gặp chúng kiếm ăn ở vùng đồi cây bụi gần rừng. Có thể gặp chúng kiếm ăn ở vùng đồi cây bụi gần rừng. Thường ngủ trên các vách núi đá vôi dựng đứng hoặc trên tán cây cao rậm kín gió.Voọc xám sống chung với khỉ mốc, khỉ vàng nhưng không cạnh tranh về thức ăn. Thức ăn là lá và chồi non, thức ăn chủ yếu là quả 24,4%, lá 58,4%, các loại khác 9,7%. Kẻ thù tự nhiên là các loài thú ăn thịt cỡ lớn.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Ngay khi nhận được thông báo của Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa về việc có người dân giao nộp 2 mẹ con Voọc Xám quý hiếm, Đội Cứu hộ của Chương tình Cứu hộ Linh trưởng nguy cấp (EPRC) đã cấp tốc lên đường.
Hai mẹ con voọc được phát hiện bên sườn núi, trong tình trạng mệt mỏi nên được anh Trịnh Đức Mạnh, sinh năm 1994 tại thị trấn Lang Chánh, Thanh Hóa đưa về nhà và liên hệ với cơ quan chức năng để giao nộp.
Đây là 2 cá thể thuộc loài Voọc xám - loài vô cùng quý hiếm, được bảo hộ tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP, va Nghị định 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Voọc xám Đông Dương (Danh pháp khoa học: Trachypithecus phayrei crepusculus) hay còn gọi là Voọc xám Đông Nam Á hay gọi đơn giản là Voọc xám ở Việt Nam, là một trong ba phân loài của loài Voọc xám (Trachypithecus phayrei) phân bố ở vùng Đông Nam Á.
Một số nghiên cứu cho rằng chúng được coi là một loài riêng biệt với danh pháp khoa học là Trachypithecus crepusculus, danh pháp đồng nghĩa Presbytis crepusculus.
Chúng là loài linh trưởng phân bố ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, số lượng của loài này ở Việt Nam không còn nhiều. Mức độ đe dọa ở bậc V (sắp nguy cấp, số lượng còn rất ít).
Voọc xám phân bố ở nhiều khu rừng từ Tây Bắc cho đến Nghệ An. Hiện trạng về phân bố, và số lượng voọc xám ở Việt Nam trong những năm gần đây chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Đây là loài khỉ có thân hình thon nhỏ, trọng lượng từ 5–9 kg. Chúng có đặc điểm nhận dạng là bộ lông màu xám tro tới màu nâu đen, trên đầu có mào lông, đỉnh đầu có mào lông xám, da bao quanh mắt có màu xanh và trắng.
Lông ở vùng lưng thẫm hơn ở vùng bụng. Bên hông có các lông dài, đầu lông có ánh bạc. Đuôi dài hơn thân, lông đuôi rất dài. Chân tay rất dài, chân tay có màu đen, phần trên cánh tay, chân và đuôi có màu xám bạc.
Voọc xám sống trong các khu rừng trên núi đá các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, ở những vùng rừng cây cao trên núi đá vôi, không sống trên rừng hỗn giao tre nứa. Chúng sống thành từng nhóm từ 3- 30 cá thể.
Voọc xám hoạt động vào ban ngày. Cuộc sống leo trèo trên cây. Có thể gặp chúng kiếm ăn ở vùng đồi cây bụi gần rừng. Có thể gặp chúng kiếm ăn ở vùng đồi cây bụi gần rừng. Thường ngủ trên các vách núi đá vôi dựng đứng hoặc trên tán cây cao rậm kín gió.
Voọc xám sống chung với khỉ mốc, khỉ vàng nhưng không cạnh tranh về thức ăn. Thức ăn là lá và chồi non, thức ăn chủ yếu là quả 24,4%, lá 58,4%, các loại khác 9,7%. Kẻ thù tự nhiên là các loài thú ăn thịt cỡ lớn.