Cá hồi: Cá hồi là một trong những loài động vật có cuộc di cư ấn tượng nhất, với hành trình có thể lên đến 3.800 km.Vòng đời của cá hồi bắt đầu từ việc được sinh ra ở vùng sông nước ngọt, sau đó di cư ra biển. Chúng sống ở vùng nước mặn khoảng 4 năm, sau đó sẽ di chuyển ngược trở lại vùng sông nước, nơi đã được sinh ra để đẻ trứng. Sau khi đẻ trứng, cá hồi mẹ sẽ chết. Những quả trứng nở, và cá hồi con lại tiếp tục vòng đời với hành trình ngoạn mục mới. Ảnh: Netdna-ssl.com.Bướm Monarch (bướm vua): Vào tháng 8 hàng năm, hàng tỷ con bướm Monarch có nguồn gốc ở Bắc Mỹ sẽ thực hiện hành trình di cư xuống phía nam của California và Mexico, sau đó trở về Canada vào mùa hè. Tổng quãng đường lên đến 4.800 km, kéo dài trong nhiều tháng và phải mất 3-4 thế hệ bướm mới hoàn thành chuyến đi. Theo nghiên cứu khoa học, loài bướm vua cảm nhận từ trường của Trái đất để đi theo đúng con đường của mình. Ảnh: Cbsnews1.Tuần lộc: Cuộc di cư của tuần lộc về phía nam nhằm mục đích tìm thức ăn và tránh rét. Chúng sẽ dành cả mùa hè ở những cánh đồng cỏ rộng lớn. Tuần lộc tạo thành đàn lớn lên đến 50.000 con, di chuyển khoảng 70 km trong một ngày. Tổng quãng đường tới 5.000 km. Ảnh: Kennan Ward Photography.Chim Calidris Pusilla: Đây là loài chim biển rất nhỏ có khả năng bay xa. Trong mùa đông, loài chim này di chuyển đến miền nam nước Mỹ từ Canada. Chúng thường bay theo đàn lớn lên đến hàng nghìn con và sẽ quay trở lại nơi xuất phát vào giữa tháng 5. Ảnh: Lukas Musher.Chuồn chuồn ngô: Cuộc di cư của chuồn chuồn ngô được coi là lớn nhất và dài nhất trong thế giới côn trùng. Quãng đường lên đến 17.000 km. Có 5.200 giống chuồn chuồn khác nhau trên thế giới, 50 giống trong số ấy thực hiện di cư xuống phương nam trong mùa đông. Ảnh: Sciencemag.org.Rùa da: Rùa da hay rùa luýt là loài lớn nhất trong số các loài rùa biển. Không giống như các loài rùa khác, chúng có lớp vỏ ngoài mềm, thể hiện cho tập tính di trú. Những con rùa da sẽ băng qua Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, vượt qua khoảng cách dài đến 20.000 km để tìm thức ăn. Ảnh: Thankyouocean/Youtube.Hải tượng phương bắc: Hải tượng phương bắc sống ở bờ biển California, là loài vật có đường di cư lớn thứ hai trong số các động vật có vú, với quãng đường 21.000 km mỗi năm. Giống như các động vật di cư khác, hải tượng phương bắc cũng sử dụng từ trường để đi chính xác con đường của mình. Ảnh: Ocean Today.Cá voi lưng gù: Cá voi lưng gù có thời gian di cư lâu nhất trong số các loài động vật có vú. Chúng bơi qua quãng đường 22.000 km mỗi năm, dành mùa hè gần vùng cực và ăn các loài cá nhỏ. Vào đầu mùa đông, chúng di chuyển tới đường xích đạo. Ảnh: Akamaihd.net.Chim hải âu bồ hóng: Đây là loài giữ danh hiệu loài chim di cư dài thứ hai trên thế giới, với quãng đường là 65.000 km mỗi năm. Trong mùa hè, loài chim này sống và sinh sản ở New Zealand. Vào đầu mùa đông, chúng di cư đến vùng Thái Bình Dương để tìm thức ăn. Mất khoảng 200 ngày để loài hài âu bồ hóng hoàn thành hành trình di cư của mình. Ảnh: Nzbirdsonline.org.nz.Chim nhàn Bắc cực: Tuy trọng lượng nhỏ bé, chỉ 113 gram nhưng chim nhàn Bắc cực là loài có quãng đường di cư dài nhất thế giới. Cuộc di cư bắt đầu vào tháng 9 hàng năm, từ Bắc Cực đến Nam Cực và bay trở lại. Tổng quãng đường dài 71.000 km. Do đó, loài chim này nhìn thấy ánh sáng ban ngày nhiều hơn bất kỳ sinh vật nào khác trên trái đất, cũng thấy hai mùa hè mỗi năm. Ảnh: Nzbirdsonline.org.nz.
Cá hồi: Cá hồi là một trong những loài động vật có cuộc di cư ấn tượng nhất, với hành trình có thể lên đến 3.800 km.Vòng đời của cá hồi bắt đầu từ việc được sinh ra ở vùng sông nước ngọt, sau đó di cư ra biển. Chúng sống ở vùng nước mặn khoảng 4 năm, sau đó sẽ di chuyển ngược trở lại vùng sông nước, nơi đã được sinh ra để đẻ trứng. Sau khi đẻ trứng, cá hồi mẹ sẽ chết. Những quả trứng nở, và cá hồi con lại tiếp tục vòng đời với hành trình ngoạn mục mới. Ảnh: Netdna-ssl.com.
Bướm Monarch (bướm vua): Vào tháng 8 hàng năm, hàng tỷ con bướm Monarch có nguồn gốc ở Bắc Mỹ sẽ thực hiện hành trình di cư xuống phía nam của California và Mexico, sau đó trở về Canada vào mùa hè. Tổng quãng đường lên đến 4.800 km, kéo dài trong nhiều tháng và phải mất 3-4 thế hệ bướm mới hoàn thành chuyến đi. Theo nghiên cứu khoa học, loài bướm vua cảm nhận từ trường của Trái đất để đi theo đúng con đường của mình. Ảnh: Cbsnews1.
Tuần lộc: Cuộc di cư của tuần lộc về phía nam nhằm mục đích tìm thức ăn và tránh rét. Chúng sẽ dành cả mùa hè ở những cánh đồng cỏ rộng lớn. Tuần lộc tạo thành đàn lớn lên đến 50.000 con, di chuyển khoảng 70 km trong một ngày. Tổng quãng đường tới 5.000 km. Ảnh: Kennan Ward Photography.
Chim Calidris Pusilla: Đây là loài chim biển rất nhỏ có khả năng bay xa. Trong mùa đông, loài chim này di chuyển đến miền nam nước Mỹ từ Canada. Chúng thường bay theo đàn lớn lên đến hàng nghìn con và sẽ quay trở lại nơi xuất phát vào giữa tháng 5. Ảnh: Lukas Musher.
Chuồn chuồn ngô: Cuộc di cư của chuồn chuồn ngô được coi là lớn nhất và dài nhất trong thế giới côn trùng. Quãng đường lên đến 17.000 km. Có 5.200 giống chuồn chuồn khác nhau trên thế giới, 50 giống trong số ấy thực hiện di cư xuống phương nam trong mùa đông. Ảnh: Sciencemag.org.
Rùa da: Rùa da hay rùa luýt là loài lớn nhất trong số các loài rùa biển. Không giống như các loài rùa khác, chúng có lớp vỏ ngoài mềm, thể hiện cho tập tính di trú. Những con rùa da sẽ băng qua Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, vượt qua khoảng cách dài đến 20.000 km để tìm thức ăn. Ảnh: Thankyouocean/Youtube.
Hải tượng phương bắc: Hải tượng phương bắc sống ở bờ biển California, là loài vật có đường di cư lớn thứ hai trong số các động vật có vú, với quãng đường 21.000 km mỗi năm. Giống như các động vật di cư khác, hải tượng phương bắc cũng sử dụng từ trường để đi chính xác con đường của mình. Ảnh: Ocean Today.
Cá voi lưng gù: Cá voi lưng gù có thời gian di cư lâu nhất trong số các loài động vật có vú. Chúng bơi qua quãng đường 22.000 km mỗi năm, dành mùa hè gần vùng cực và ăn các loài cá nhỏ. Vào đầu mùa đông, chúng di chuyển tới đường xích đạo. Ảnh: Akamaihd.net.
Chim hải âu bồ hóng: Đây là loài giữ danh hiệu loài chim di cư dài thứ hai trên thế giới, với quãng đường là 65.000 km mỗi năm. Trong mùa hè, loài chim này sống và sinh sản ở New Zealand. Vào đầu mùa đông, chúng di cư đến vùng Thái Bình Dương để tìm thức ăn. Mất khoảng 200 ngày để loài hài âu bồ hóng hoàn thành hành trình di cư của mình. Ảnh: Nzbirdsonline.org.nz.
Chim nhàn Bắc cực: Tuy trọng lượng nhỏ bé, chỉ 113 gram nhưng chim nhàn Bắc cực là loài có quãng đường di cư dài nhất thế giới. Cuộc di cư bắt đầu vào tháng 9 hàng năm, từ Bắc Cực đến Nam Cực và bay trở lại. Tổng quãng đường dài 71.000 km. Do đó, loài chim này nhìn thấy ánh sáng ban ngày nhiều hơn bất kỳ sinh vật nào khác trên trái đất, cũng thấy hai mùa hè mỗi năm. Ảnh: Nzbirdsonline.org.nz.