Nhiều sao chen chúc nhoi nhúc nhau trong thiên hà lùn

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học từ Texas và Đức đã sử dụng kính viễn vọng để đưa ra kết luận rằng, thiên hà lùn siêu nhỏ (UCD), một loại vật thể được phát hiện gần đây có thể chứa lượng sao nhiều gấp hàng nghìn lần so với suy nghĩ trước đây.

"Chúng đã tiến hóa theo từng bước," John Kormendy từ Đại học Texas ở Austin, người đồng tác giả nghiên cứu này cho biết.

Nhieu sao chen chuc nhoi nhuc nhau trong thien ha lun

Nguồn ảnh: Inverse 

Các UCD được phát hiện vào năm 1999. Chúng nhỏ hơn 1/1000 đường kính của thiên hà Milky Way. Các nhà thiên văn học tin rằng, UCD được tạo ra khi các thiên hà va chạm trong vũ trụ sơ khai. Nhưng kỳ lạ thay, UCD rõ ràng có khối lượng lớn hơn do chính lượng sao khủng mà chúng chứa bên trong.

Cho đến nay, vật chất tối kỳ lạ đã được đề xuất để giải thích 'khối lượng bị thiếu' trong loại vật thể này, nhưng điều này không phản ánh đủ đặc thù của cấu trúc các thiên hà lùn.

Các nhà thiên văn học nghĩ rằng tại một thời điểm nhất định, mỗi UCD có mật độ sao cực lớn, có thể có 1 triệu sao sinh sống trong mỗi năm không gian ánh sáng. Những ngôi sao này đủ gần để hợp nhất theo thời gian, tạo ra nhiều ngôi sao lớn hơn ngay ở vị trí của chúng.

Những ngôi sao lớn hơn này tiêu thụ hydro (nhiên liệu hạt nhân của chúng) nhanh hơn nhiều, trước khi kết thúc cuộc sống của chúng trong các vụ nổ siêu tân tinh dữ dội. Tất cả những gì còn lại là một ngôi sao neutron siêu đậm đặc hoặc đôi khi là một lỗ đen.

Vì vậy, trong các UCD ngày nay, một phần lớn khối lượng của chúng được tạo thành từ những tàn dư bí ẩn này.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


 

Huỳnh Dũng (theo Universe Today)

>> xem thêm

Bình luận(0)