Người xưa nói: Chó sủa lúc nửa đêm không có trộm cũng bất an
Chó là loài động vật tương đối phổ biến ở vùng nông thôn. Chúng được người dân vô cùng yêu quý vì lòng trung thành, thông minh và lanh lợi.
Ở nông thôn, trước đây hầu như nhà nào cũng có thói quen nuôi chó. Chúng không chỉ có thể giúp mọi người trông nhà cửa mà còn là những người bạn không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi người.
Chó là loài động vật rất trung thành. Mũi và tai của chúng tương đối nhạy cảm và tiếng sủa của chúng thường có thể truyền tải thông tin. Ví dụ, nếu một con chó ngẩng đầu lên, ngoáy tai và sủa to và nhanh, điều đó cho thấy có sự xâm nhập của người lạ và báo động cho gia đình.
Nếu nó phát ra âm thanh rên rỉ, có thể con chó đang khó chịu và cần được chú ý. Ngoài ra còn có những âm thanh trầm, có thể có nghĩa là con chó không vui và thể hiện sự không hài lòng bằng cách gầm gừ.
Nếu chó sủa vô cớ vào ban đêm, tốc độ sủa nhanh thì rất có thể có người lạ ở gần, thì chúng ta nên cảnh giác.
Người xưa còn cho rằng, chó sủa vào ban đêm là do nó nhìn thấy những thứ mà người ta không thể nhìn thấy. Bạn không được mở cửa vào thời điểm này, nếu không xui xẻo, ma quỷ sẽ vào nhà.
Từ góc độ phong thủy, việc nuôi chó có lợi ích rất lớn trong việc cải thiện phong thủy. Nếu bạn nuôi một con chó trong nhà, nó sẽ cải thiện sức khỏe và tài chính của bạn và gia đình, đồng thời mang lại sự thịnh vượng cho ngôi nhà.
Chó còn có tác dụng xua đuổi tà ma. Chó rất nhạy cảm với những thứ không sạch sẽ và dễ dàng cảm nhận được chúng nên người ta còn coi chó là sứ giả hộ mệnh.
Nếu chó sủa vào lúc nửa đêm thường là lời nhắc nhở mọi người phải cảnh giác hơn. Vì vậy, theo người xưa, chó sủa vào đêm khuya không phải là điều tốt mà nó báo hiệu sẽ có chuyện không hay xảy ra, có thể là trong nhà có trộm...
Người xưa nói: Gà gáy lúc nửa đêm báo hiệu thảm họa
Ở nông thôn xưa, nhà nào cũng nuôi gà nên việc gà gáy là chuyện bình thường nhưng gà ngủ vào ban đêm nên nửa đêm có tiếng gà gáy lại là điều hiếm gặp và người xưa cho rằng đó là bất thường, xui xẻo.
Theo người xưa, năng lượng âm của gà trống đặc biệt mạnh mẽ và rất nhạy cảm với năng lượng âm. Một khi năng lượng âm xung quanh quá nặng, nó sẽ gáy vào nửa đêm, nghĩa là có người bệnh nặng, sắp chết, là điềm xấu.
Một số người xưa cho rằng nếu nửa đêm nghe thấy tiếng gà gáy thì có thể có hỏa hoạn nên đốt nến phải cẩn thận.
Một giả thuyết khác cho rằng tiếng gà gáy vào lúc nửa đêm có thể là điềm báo trước khi xảy ra động đất, sóng thần và các thảm họa thiên nhiên khác...
Theo lý giải khoa học, nguyên nhân gà gáy lúc nửa đêm thực ra phần lớn là do sự tích tụ hormone trong cơ thể do chế độ ăn hàng ngày của gà gây ra.
Ngoài ra, gà là loài động vật bị mù về đêm và có nhiều tế bào trong võng mạc nhận được ánh sáng rực rỡ hơn. Khi ánh sáng xuất hiện vào ban đêm, gà sẽ nghĩ rằng ngày đã đến và sau đó gáy. Ngoài ra, gà sẽ gáy khi sợ hãi vào ban đêm để vượt qua nỗi sợ hãi.
Người xưa nói: Quạ kêu nửa đêm là điều không tốt lành
Đối với người xưa, quạ là loài chim hung ác, xấu xí, luôn gắn với những điều xui xẻo, không may mắn. Người xưa có câu: "Diều hâu, quà quạ, kên kên; Ba giống chim ấy hay thèm thịt thiu", nói đến thói quen ăn thịt động vật chết của 3 loài chim này.
Do đó, nói đến con quạ thì trong tâm trí mọi người cũng thường liên tưởng đến điều không tốt lành. Người xưa cho rằng nghe tiếng quạ kêu vào nửa đêm được coi như điềm xấu, có thể ai đó trong chòm xóm sắp chết.
Thực tế, quạ là sinh vật rất nhạy cảm, nên nếu có sự xáo trộn trong nhà ai đó, những tiếng động, tiếng khóc bất thường... chúng sẽ phát hiện ra và cất tiếng kêu.
Hơn nữa, quạ là loài động vật có bầy đàn nên xuất hiện cùng lúc một bầy quạ đen kịt, cất tiếng kêu ồn ào cũng có thể khiến người ta hoảng hốt, mang lại bầu không khí tối tăm và ngột ngạt.
Do đó, người xưa còn cho rằng, nghe tiếng quạ kêu giữa đêm khiến bạn có thể gặp sự kiện không may mắn trong tương lai gần. Quạ kêu nửa đêm cũng có thể báo hiệu xung đột, mâu thuẫn giữa vợ chồng.
Người xưa nói: Cú kêu lúc nửa đêm là điều xui xẻo
Ở nông thôn sẽ không lạ với tiếng cú kêu. Cú thích di chuyển vào ban đêm, hầu hết chúng đều thích bắt chuột đồng và các con mồi khác nên được coi là loài chim có ích.
Tuy nhiên, đối với người xưa, con cú hầu như là biểu tượng cho điềm gở, điềm xấu, kém may mắn, mang lại bất hạnh. Bề ngoài của con cú trông rất đáng sợ, đặc biệt là đôi mắt to của nó, nếu đi lại vào ban đêm mà nhìn thấy đôi mắt cú vọ thô lố trong đêm thì chắc chắn sẽ khiến người ta sợ hãi.
Ngoài ra, cú ăn xác thối nên người xưa cho rằng cú là loài chim có tiếng xấu. Có nhiều so sánh không hay liên quan đến cú như: "Hôi như cú", "Bẩn như cú"; "Mẹ cú con tiên", "Cú dòm nhà bệnh"...
Đặc biệt, tiếng cú kêu nghe như tiếng cười khác lạ, vang lên giữa nửa đêm càng khiến người ta sởn gai ốc. Do đó, người xưa rất sợ tiếng cú cười trong đêm, cho rằng nửa đêm nghe tiếng cú kêu là báo hiệu điềm xấu sắp đến.
Các cụ trong làng thường nói cú kêu lúc nửa đêm là báo hiệu có người chết. Sự thật là cú là loài động vật ăn thịt, ăn xác thối nên chúng có khứu giác đặc biệt nhạy bén.
Cú là động vật sống về đêm nên ngửi thấy mùi bất thường chúng sẽ kêu lên. Có thể nói "tiếng cười" của cú chỉ xuất hiện sau khi có người chết chứ không phải "cú cười" mới có người chết.
Tóm lại, vạn vật đều có tâm linh, dù là vật nuôi hay sinh vật ngoài tự nhiên, chúng đều có khả năng cảm nhận được nguy hiểm và sợ hãi, rất nhiều trong số đó cũng liên quan đến những thói quen nhất định của con người. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi một số hiện tượng tưởng chừng như kỳ lạ xảy ra.
Người xưa nói: "Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, tai họa ập đến, xui xẻo cận kề" là những kinh nghiệm mà người xưa truyền lại, là lời cảnh báo thế hệ sau phải cảnh giác hơn với những bất thường trong cuộc sống.
Tất nhiên, có những quan niệm của người xưa là lỗi thời nhưng có những cảnh báo không hề cũ. Ví dụ nửa đêm nghe chó sủa chắc chắn chúng ta cần phải trở dậy để kiểm tra nhà cửa, chắc chắn có điều bất an, không tốt mà chú chó đang muốn cảnh báo bạn.