Theo đó, Kính thiên văn Cosmology Atacama (Chile) đã phát hiện ra một đám mây khí quá nhiệt khổng lồ nằm trong một thiên hà cách Trái đất khoảng 60 triệu năm ánh sáng.
Bởi vì khối khí này nóng tới 6 triệu độ C nên nó chỉ phát sáng trong ánh sáng tia X. Sự va chạm giữa một thiên hà lùn và một thiên hà lớn hơn nhiều có tên NGC 1232 là nguyên nhân hình thành nên đám mây khí khắc nghiệt này.
|
Nguồn ảnh: Hubble
|
Một hình ảnh kết hợp giữa tia X và ánh sáng quang học cho thấy cảnh va chạm này. Tác động giữa thiên hà lùn và thiên hà xoắn ốc đã gây ra một làn sóng chấn động tạo ra khí nóng với nhiệt độ khoảng 6 triệu độ. Dữ liệu X-quang màu tím cho thấy luồng khí nóng có bề ngoài giống như sao chổi gây ra bởi chuyển động của thiên hà lùn.
Còn thiên hà xoắn ốc có màu xanh lam và trắng. Các nguồn điểm tia X đã được loại bỏ khỏi hình ảnh này để nhấn mạnh sự phát xạ khuếch tán.
Khối lượng của toàn bộ đám mây khí là không chắc chắn vì không thể xác định được từ hình ảnh 2 chiều, do khí nóng chỉ tập trung trong một vùng khí mỏng. Nhưng ước tính khối lượng tương đương với 40 nghìn lần khối lượng Mặt trời.
Vụ va chạm sẽ kéo dài khoảng 50 triệu năm nữa. Do đó, tìm kiếm các vùng khí nóng lớn trong các thiên hà có thể là một cách để ước tính tần suất va chạm với các thiên hà lùn, và để hiểu tầm quan trọng của các sự kiện như vậy đối với sự phát triển tiến hóa của thiên hà nói riêng và vũ trụ nói chung.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực