Công bố bản đồ địa chất mặt trăng hoàn chỉnh nhất

Google News

Những điểm sáng và tối mà mắt thường có thể nhìn khi ngắm mặt trăng cho thấy sự đa dạng phong phú về địa chất trên thiên thể “hàng xóm” gần nhất của trái đất. Mới đây, các nhà khoa học đã đưa ra bản đồ chi tiết nhất về thành phần đá của mặt trăng.

Bản đồ hoàn thiện này không chỉ để quan sát mặt trăng dễ dàng hơn, mà nó cũng sẽ như một bản thiết kế cho các nhiệm vụ trong tương lai tới mặt trăng, hướng dẫn các phi hành gia tới các điểm hạ cánh phù hợp và các khu vực đáng để nghiên cứu khoa học.
Cong bo ban do dia chat mat trang hoan chinh nhat
Bản đồ địa chất mặt trăng chi tiết nhất. Ảnh: USGS.
Bản đồ hấp dẫn về địa chất mặt trăng đã được nhóm của NASA, Viện hành tinh mặt trăng ở Texas và Trung tâm khoa học Astrogeology ở Arizona thực hiện, Cục khảo sát địa chất Mỹ (USGS) điều hành.
Ông Jim Reilly, cựu phi hành gia NASA và giám đốc hiện tại của USGS nói: "Mọi người luôn bị mê hoặc bởi mặt trăng. Vì vậy, thật tuyệt vời khi USGS tạo ra một nguồn tài nguyên có thể giúp NASA lên kế hoạch cho các nhiệm vụ trong tương lai".
Với tỷ lệ 1: 5.000.000, bản đồ được tổng hợp từ dữ liệu được thu thập từ sáu bản đồ thời tàu vũ trụ Apollo, cũng như hình ảnh vệ tinh gần đây hơn. Các nhà khoa học đã sử dụng phần mềm địa lý để kết nối tất cả các phần thành một tổng thể thống nhất.
Cùng với việc kết hợp một số bộ dữ liệu cũ và mới, các nhà khoa học phụ trách dự án cũng đã chuẩn hóa tên đá, mô tả và độ tuổi.
Cong bo ban do dia chat mat trang hoan chinh nhat-Hinh-2
Một phần bản đồ mặt trăng. (USGS).
Thông tin hình học tô-pô cũng đã được thêm vào như: vị trí của các miệng hố, đỉnh, khe nứt, đường gờ, đứt gãy và tất cả các bất thường khác trên bề mặt mặt trăng. Sẽ còn nhiều việc nữa mà các chuyên gia lập kế hoạch bản đồ địa chất phải làm trong tương lai để chi tiết hóa.
"Đó là một nỗ lực rất lớn của chúng tôi để hoàn thành bản đồ mới này và làm cho nó liền mạch", ông Justin Hagerty, Giám đốc Astrogeology tại USGS nói.
Mặt trăng có lớp vỏ, lớp phủ và lõi, nhưng nó không có các mảng kiến tạo như Trái đất. Một trong những cách để hiểu rõ hơn về địa chất của mặt trăng là lập biểu đồ lịch sử 4,5 tỷ năm của nó: sự ra đời, phát triển và những lần va chạm trong lịch sử di chuyển.
“Các mẫu đá được thu thập trong các lần thực hiện nhiệm vụ mặt trăng cũng góp phần rất nhiều trong nghiên cứu của chúng tôi”, ông Justin Hagerty nói.
Đối với các nhiệm vụ trong tương lai, bản đồ mới này là tư liệu tin cậy để tham khảo. NASA hiện đang lên kế hoạch đưa con người lên mặt trăng một lần nữa vào năm 2024.
"Bản đồ này là đỉnh cao của một dự án kéo dài hàng thập kỷ", nhà địa chất học Corey Fortezzo, USGS nói. "Nó cung cấp thông tin quan trọng cho các nghiên cứu khoa học mới bằng cách kết nối việc thăm dò các vị trí cụ thể trên mặt trăng với phần còn lại của bề mặt mặt trăng."
Theo HẢI PHONG/Nhandan (Theo Sciencealert)

>> xem thêm

Bình luận(0)