Năm ngoại hành tinh được tìm thấy quanh sao 11 tỷ năm tuổi

Google News

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đứng đầu là Tiến sĩ Tiago Campante thuộc Trường Vật lý và Thiên văn học của Đại học Birmingham, Anh đã phát hiện ra một hệ thống ngoài hệ mặt trời cực kỳ cổ xưa, với năm hành tinh có kích thước trái đất.

Kepler-444 là một ngôi sao giống như Mặt trời nghèo nàn kim loại nằm trong chòm sao Lyra, cách xa 116,4 năm ánh sáng. Còn được gọi là HIP 94931, KIC 6278762, KOI-3158 và LHS 3450, ngôi sao màu vàng cam nhạt này rất sáng và có thể dễ dàng nhìn thấy bằng ống nhòm.

Nam ngoai hanh tinh duoc tim thay quanh sao 11 ty nam tuoi

Nguồn ảnh: ESA 

Nó được hình thành cách đây 11,2 tỷ năm, khi Vũ trụ chưa đến 20% so với tuổi hiện tại. Nó nhỏ hơn khoảng 25% so với Mặt trời và mát hơn đáng kể.

Phát hiện mới cho thấy ngôi sao này có một hệ thống đa hành tinh nhỏ gọn gồm năm ngoại hành tinh với kích thước tương tự Trái Đất.

Năm hành tinh được gắn nhãn là Kepler-444 b, c, d, e và f - quay quanh ngôi sao chủ của chúng trong vòng chưa đầy 10 ngày hết một vòng quỹ đạo.

Có rất nhiều ý nghĩa sâu rộng cho khám phá này. Bây giờ chúng ta biết rằng, các hành tinh có kích thước Trái đất đã hình thành trong hầu hết lịch sử 13,8 tỷ năm của Vũ trụ, có thể cung cấp luận cứ sự tồn tại của sự sống cổ đại trong thiên hà, Tiến sĩ Campante, tác giả đầu tiên của bài báo này nhận định.

Vào thời điểm Trái đất hình thành, các hành tinh trong hệ thống này đã già hơn Trái Đất chúng ta ngày nay. 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Huỳnh Dũng (theo Universe Today)

>> xem thêm

Bình luận(0)