Khoảng 1.000 bộ phận tại nhà máy Sayama gần thủ đô Tokyo phải ngưng hoạt động sau khi mã độc WannaCry tấn công hệ thống máy tính vào hôm thứ Hai tuần này, buộc họ phải ngừng hoạt động, đại diện tập đoàn Honda cho biết.
Tuy nhiên đến hôm thứ Ba, hoạt động sản xuất phục hồi trở lại và Công ty đã đề ra một số biện pháp phòng ngừa trong tương lai. Sự cố này đồng thời như một lời cảnh tỉnh rằng mã độc WannaCry vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn và đe dọa tới hệ thống máy tính trên toàn thế giới.
Mã độc WannaCry đã lợi dụng lỗ hổng trên hệ điều hành Microsoft, thâm nhập và khóa máy tính của hàng triệu người dùng sau đó yêu cầu họ phải trả "tiền chuộc". WannaCry nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới vào giữa tháng 5, gây thiệt hại cho nhiều bệnh viện, doanh nghiệp.
Nhiều chuyên gia an ninh mạng đã nỗ lực ngăn chặn WannaCry lan rộng tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn tiêu diệt được virus này.
|
Ảnh minh họa. |
Salim Neino, CEO của Công ty an ninh mạng Kryptos Logic vừa cho biết trong vòng 1 tháng Công ty đã ngăn chặn được 60 triệu mối hiểm họa có thể nhiễm WannaCry trong đó Mỹ chiếm 7 triệu.
Microsoft cũng tung ra đường link "vá" lỗ hổng hệ điều hành, vì vậy những máy tính đã cập nhật mới thì sẽ được bảo vệ khỏi WannaCry.
Vậy tại sao các doanh nghiệp vẫn chưa hoàn toàn được bảo vệ khỏi mã độc?
WannaCry lợi dụng các tổ chức, doanh nghiệp không thường xuyên cập nhật hệ điều hành hoặc hệ điều hành đã quá cũ để tấn công. Đây cũng chính là trường hợp của nhà máy Honda.
Mức độ bao phủ của mã độc rộng lớn đến mức Microsoft phải đưa ra cả bản cập nhật cho cả những phiên bản hệ điều hành đã lỗi thời.
Trước đó, một số cơ quan tổ chức nghi ngờ WannaCry có liên quan tới Triều Tiên.