Sử dụng dữ liệu từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA, các nhà thiên văn học đã triển khai một kỹ thuật mới để đo độ xoáy của năm lỗ đen siêu lớn.
Vật chất xoay quanh lỗ đen này di chuyển với tốc độ lớn hơn khoảng 70% tốc độ ánh sáng.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Trong nghiên cứu mới nhất này, các nhà thiên văn học đã quan sát sáu bong bóng lạ, tồn tại xoay quanh một lỗ đen siêu lớn tiêu thụ vật chất nhanh chóng từ vành đĩa.
Điều đặc biệt, các chuyên gia phát hiện xung quanh lỗ đen siêu lớn xuất hiện các khối bóng xoáy, di chuyển với tốc độ khoảng 670 triệu dặm một giờ.
Tuy nhiên, không như trên Trái đất, các xoáy nước đại dương tạo ra các quả bong bóng nước, lỗ đen vũ trụ này tạo ra các khối bóng chứa nhiều bụi, vật chất không gian được đốt cháy mãnh liệt lên tới hàng trăm triệu độ C.
Không những thế, tất cả vật liệu này đều được phát sáng trong môi trường tia X.
Được biết, hệ thống kỳ lạ này cách Trái đất từ 8,8 tỷ đến 10,9 tỷ năm ánh sáng và các lỗ đen siêu lớn có khối lượng từ 160 đến 500 triệu lần so với Mặt trời.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực