Các nhà khoa học cho rằng, điều này đi ngược lại các mô hình đơn giản có thể xác định cái chết của các thiên hà.
Sử dụng dữ liệu về các lỗ đen siêu lớn của cụm thiên hà Perseus, Virgo và Abell 2597, một nhóm các nhà vật lý thiên văn nhận thấy có những đám mây khí nóng khổng lồ xoáy trong các cấu trúc vũ trụ này.
Khi kiểm tra kỹ hơn, họ biết được rằng những đợt mây khí nóng được bơm từ các lỗ đen siêu lớn. Đáng ngạc nhiên, các đám mây khí nóng này có thể tự duy trì nhiệt độ của chúng, do đó, giữ cho các thiên hà hoạt động bền vững hơn.
|
Nguồn ảnh: Sci-news. |
Theo các nhà vật lý thiên văn, các mô hình vũ trụ hiện đại cho rằng, lực hấp dẫn cuối cùng sẽ khiến các đám mây khí nóng tụ lại với nhau và tạo thành các ngôi sao.
Sau một thời gian, những ngôi sao này sẽ hết năng lượng và cuối cùng chết, điều này sẽ kích hoạt cái chết của thiên hà. Quá trình này được gọi là chu kỳ làm mát thảm khốc.
Tuy nhiên, vì một số lý do, các cụm thiên hà Perseus, Virgo và Abell 2597 không trải qua quá trình làm mát thảm khốc. Thay vào đó, chúng liên tục được duy trì bởi khí nóng từ các lỗ đen siêu lớn.
Các nhà vật lý thiên văn đã đưa ra giả thuyết rằng, điều này có thể liên quan đến kết quả của một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2005.
Theo nghiên cứu, các bong bóng lớn hình thành trong các đám mây khí nóng, tạo ra các lỗ hổng trong không gian.
Những bong bóng khổng lồ này có thể ngăn chặn sự làm mát thảm khốc, bằng cách di chuyển ra khỏi trung tâm thiên hà, tác giả chính của nghiên cứu Yuan Li từ Đại học California, Berkley nói với Live Science.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực