Cá mặt trăng (Mola mola) là đại diện tiêu biểu của một họ cá có tên khoa học là Molidae, thuộc bộ cá nóc. Mola là từ trong tiếng Latinh nghĩa là thớt cối xay, để nói tới hình dạng gần như tròn của các loài cá trong họ này. Ảnh: AquariumTheo tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ý, tiếng Hà Lan, tiếng Nga... thì loài cá này đều có tên là "cá mặt trăng". Nhưng trong tiếng Anh, loài cá này được gọi là "ocean sunfish" nghĩa là "cá thái dương". Ảnh: GrzelakChúng được đặt tên là cá thái dương bởi người ta tin chúng tắm nắng trên mặt biển vì thường thấy chúng bơi ì ạch sát mặt nước. Hầu hết thời gian cá mặt trăng để cho cả khối thân mình đồ sộ trôi tự do theo các dòng nước. Những con trưởng thành thích trôi nghiêng một bên. Ảnh: FredianiVì vậy nó được xem là loài ...vô tri bậc nhất đại dương. Một khi nổi trên mặt biển phơi nắng thì chúng gần như chẳng làm gì. Mặc kệ cho các loài khác sống ký sinh hoặc thậm chí là tấn công thì chúng cũng chẳng... phản ứng bởi không có cơ quan thụ cảm đau đớn. Ảnh: Earth PlanetDòng hải lưu có thế đưa nó trôi từ vùng biển nhiệt đới sang vùng ôn đới, hay đẩy lên bờ thì nó cũng không buồn chú ý. Vậy nên chúng được ghi nhận là xuất hiện ở tất cả các vùng biển trên thế giới.Sự “vô tri” của chúng khiến cả loài gần như bị diệt sạch bởi kẻ thù trong tự nhiên cũng như bị săn bắt do dễ phát hiện. Tuy nhiên, chúng vẫn tồn tại suốt 45 triệu năm qua. Ảnh; AquariumĐể duy trì giống loài lâu đến vậy là bởi tự nhiên ban cho cá mặt trăng khả năng sinh sản bậc nhất đại dương. Một lần sinh sản chúng có thể cho ra hơn 3 trăm triệu trứng trong 3 tuần. Ảnh: AquanriumViệt Nam liệt danh cá thái dương là loài cá quý hiếm, có tên trong Sách Đỏ và là loài cần được bảo vệ cấp thiết, mức đe dọa được xếp bậc R. Luật cấm hoàn toàn các hoạt động đánh bắt, khai thác dưới mọi hình thức. Ảnh: CANDChúng thường xuất hiện tại Vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên cũng ghi nhận một số trường hợp loài cá này vướng lưới ngư dân tại các tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế, sau đó giao nộp đưa vào Bảo tàng Hải dương học. Ảnh CANDLoài này có thân hình lớn nên có ý nghĩa kinh tế dễ bị phát hiện và bị săn bắt. Do hình dạng độc đáo và ít gặp nên cá thái dương cũng là hiện vật quý và hấp dẫn trong các bảo tàng động vật biển. Ảnh: Bảo tàng HDHMời quý độc giả xem video: Cá voi xanh ở Bình Định Việt Nam
Cá mặt trăng (Mola mola) là đại diện tiêu biểu của một họ cá có tên khoa học là Molidae, thuộc bộ cá nóc. Mola là từ trong tiếng Latinh nghĩa là thớt cối xay, để nói tới hình dạng gần như tròn của các loài cá trong họ này. Ảnh: Aquarium
Theo tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ý, tiếng Hà Lan, tiếng Nga... thì loài cá này đều có tên là "cá mặt trăng". Nhưng trong tiếng Anh, loài cá này được gọi là "ocean sunfish" nghĩa là "cá thái dương". Ảnh: Grzelak
Chúng được đặt tên là cá thái dương bởi người ta tin chúng tắm nắng trên mặt biển vì thường thấy chúng bơi ì ạch sát mặt nước. Hầu hết thời gian cá mặt trăng để cho cả khối thân mình đồ sộ trôi tự do theo các dòng nước. Những con trưởng thành thích trôi nghiêng một bên. Ảnh: Frediani
Vì vậy nó được xem là loài ...vô tri bậc nhất đại dương. Một khi nổi trên mặt biển phơi nắng thì chúng gần như chẳng làm gì. Mặc kệ cho các loài khác sống ký sinh hoặc thậm chí là tấn công thì chúng cũng chẳng... phản ứng bởi không có cơ quan thụ cảm đau đớn. Ảnh: Earth Planet
Dòng hải lưu có thế đưa nó trôi từ vùng biển nhiệt đới sang vùng ôn đới, hay đẩy lên bờ thì nó cũng không buồn chú ý. Vậy nên chúng được ghi nhận là xuất hiện ở tất cả các vùng biển trên thế giới.
Sự “vô tri” của chúng khiến cả loài gần như bị diệt sạch bởi kẻ thù trong tự nhiên cũng như bị săn bắt do dễ phát hiện. Tuy nhiên, chúng vẫn tồn tại suốt 45 triệu năm qua. Ảnh; Aquarium
Để duy trì giống loài lâu đến vậy là bởi tự nhiên ban cho cá mặt trăng khả năng sinh sản bậc nhất đại dương. Một lần sinh sản chúng có thể cho ra hơn 3 trăm triệu trứng trong 3 tuần. Ảnh: Aquanrium
Việt Nam liệt danh cá thái dương là loài cá quý hiếm, có tên trong Sách Đỏ và là loài cần được bảo vệ cấp thiết, mức đe dọa được xếp bậc R. Luật cấm hoàn toàn các hoạt động đánh bắt, khai thác dưới mọi hình thức. Ảnh: CAND
Chúng thường xuất hiện tại Vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên cũng ghi nhận một số trường hợp loài cá này vướng lưới ngư dân tại các tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế, sau đó giao nộp đưa vào Bảo tàng Hải dương học. Ảnh CAND
Loài này có thân hình lớn nên có ý nghĩa kinh tế dễ bị phát hiện và bị săn bắt. Do hình dạng độc đáo và ít gặp nên cá thái dương cũng là hiện vật quý và hấp dẫn trong các bảo tàng động vật biển. Ảnh: Bảo tàng HDH
Mời quý độc giả xem video: Cá voi xanh ở Bình Định Việt Nam