Công trình này được dẫn dắt bởi Trợ lý Giáo sư Dự án Hiroki Kashimura (Đại học Kobe, Trường Đại học Khoa học Nhật Bản) và những phát hiện này đã được công bố vào ngày 9/1 trên tạp chí Nature Communications.
Sao Kim thường được gọi là anh em sinh đôi của Trái đất vì kích thước và trọng lực tương tự nhau, nhưng khí hậu trên sao Kim rất khác Trái đất. Sao Kim quay theo hướng ngược lại với Trái đất và chậm hơn rất nhiều.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Bầu trời của sao Kim được bao phủ hoàn toàn bởi những đám mây axit sunfuric dày nằm ở độ cao 45-70 km, khiến cho việc quan sát bề mặt hành tinh từ các kính viễn vọng và quỹ đạo quay quanh Sao Kim rất khó.
Nhiệt độ bề mặt đạt tới mức 460 độ C thiêu đốt, một môi trường khắc nghiệt cho mọi quan sát bằng các đầu thăm dò. Do những điều kiện này, vẫn còn nhiều điều chưa biết về hiện tượng khí quyển của sao Kim.
Để giải quyết về những vết khổng lồ trên bầu khí quyển của sao Kim, nhóm nghiên cứu đã phát triển một chương trình có tên AFES-Venus để tính toán mô phỏng bầu khí quyển của sao Kim.
Chương trình AFES-Venus đã thành công trong việc tái tạo gió siêu âm và cấu trúc nhiệt độ cực đại của bầu khí quyển sao Kim. Sử dụng Earth Simulator, một hệ thống siêu máy tính do Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển-Đất đai (JAMSTEC) cung cấp, nhóm nghiên cứu đã tạo ra các mô phỏng ở độ phân giải không gian cao.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Chụp từ camera IR2, các chuyên gia đã nhìn thấy vệt khổng lồ gần như đối xứng trên khắp bán cầu bắc và nam. Mỗi vệt rộng hàng trăm km và trải dài theo đường chéo gần 10.000 km. Quy mô cấu trúc vệt này chưa từng được quan sát trên Trái đất và có thể là một hiện tượng độc nhất của Sao Kim.
Tiếp theo, thông qua các phân tích chi tiết về kết quả mô phỏng AFES-Venus, nhóm nghiên cứu đã tiết lộ nguồn gốc của cấu trúc vệt khổng lồ này. Họ cho rằng đây là kết quả của một hiện các luồng phản lực tại hai cực.
Ở vĩ độ trung bình và cao, một động lực quy mô lớn của gió tạo thành lốc xoáy ngoài hành tinh, hệ thống áp suất cao di chuyển và cũng tạo ra các dòng phản lực hai đầu cực mà các chuyên gia đặt tên chung cho các vệt này là các làn Sóng Rossby.