Bất ngờ phân tử hiếm thấy trong sự hình thành sao trẻ

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn sử dụng một trong những kính viễn vọng vô tuyến tiên tiến nhất, phát hiện một phân tử hiếm nằm trong vành đĩa bụi và khí xung quanh một ngôi sao trẻ, nó có thể giúp đưa ra câu trả lời cho một trong những câu hỏi hóc búa mà các nhà thiên văn học phải đối mặt.

Ngôi sao trẻ có tên HD 163296, nằm cách Trái đất 330 năm ánh sáng và hình thành trong sáu triệu năm qua.

Nó được bao quanh bởi một vành đĩa bụi và khí đốt. Sử dụng kính viễn vọng vô tuyến ở sa mạc Atacama ở Chile, các nhà nghiên cứu đã có thể phát hiện một tín hiệu cực kỳ mờ cho thấy sự tồn tại của một dạng carbon monoxide hiếm được gọi là đồng vị 13 C 17 O.

Bat ngo phan tu hiem thay trong su hinh thanh sao tre
Nguồn ảnh: Sci-new. 

Các nhà khoa học, dẫn đầu là Đại học Leeds đã đo khối lượng khí trong vành đĩa chính xác hơn bao giờ hết. Kết quả cho thấy, vành đĩa nặng hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Alice, tiến sĩ nghiên cứu tại Leeds, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Những quan sát mới của chúng tôi cho thấy có đồng vị chất 13 C 17 O nằm trong hệ thống vành đĩa sao trẻ".

"Đây là một phát hiện quan trọng bởi chúng có thể là vật liệu xây dựng tốt hơn để sao này có thể tạo thành các hành tinh lớn hơn trong tương lai".

Nghiên cứu này vừa được công bố trên Tạp chí Astrophysical.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)