Chim ô tác là một loại chim có đầu nhỏ, cổ dài, những lông vũ trên lưng có họa tiết vằn, chấm khá bắt mắt. Không giống như những con chim bình thường, chim ô tác không giỏi bay lượn mà rất giỏi đi lại, lội nước.
Thời cổ đại, những con chim ô tác này bị gọi là chim tú bà, bị ghét bỏ và so sánh với những bà chủ kỹ viện, bà chủ lầu xanh. Vậy tại sao lại như thế?
Theo tìm hiểu, trong sách cổ "Quốc ngữ" của Trung Quốc có ghi chép lại, chim ô tác mái không thuần tính, có thể tùy ý kết hợp với loài chim khác để "quan hệ", chỉ cần đó là chim trống là có thể sinh hoạt vợ chồng, không cần phải là chuẩn chim ô tác trống.
Mời quý vị xem video: Điểm 5 loài chim độc đáo nhất thế giới. Nguồn video: Top 5 kỳ thú
Tiếp đó, trong cuốn "Bản thảo cương mục" của mình, học giả nổi tiếng Lý Thời Trân cũng lại miêu tả, so sánh hành vi "yêu" bừa bãi của chim ô tác mái với kỹ nữ lầu xanh, cho rằng không khác gì nhau.
Thế nhưng trên thực tế, loài chim ô tác bị oan uổng. Nguyên do là bởi ngoại hình giữa chim ô tác mái và chim ô tác trống có nhiều điểm khác biệt. Chim mái có màu sắc bộ lông không đẹp, không bắt mắt bằng chim trống.
Thêm vào đó, do không am hiểu và giỏi bay lượn, chim ô tác thường sinh hoạt nhiều trên mặt đất. Mọi người có thể dễ dàng quan sát hành vi của chúng.
Vì vậy khi chim ô tác "yêu", không ít người lầm tưởng rằng chim ô tác mái "quan hệ" với nhiều chim trống khác loài. Đây thực sự là nỗi oan cực lớn của chúng.
May mắn thay, khoa học phát triển, hiện chim ô tác đã được giải mối oan là loài chim tú bà, chim kỹ nữ.