Với các độc giả có niềm đam mê với dòng phim cổ trang Trung Quốc, chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với hình ảnh những mỹ nhân, anh hùng lộng lẫy. Tất nhiên, đó là những diễn viên được tuyển chọn từ rất nhiều người và với tiêu chuẩn vẻ đẹp của thời hiện đại. Ngày nay, với công nghệ phục chế gương mặt từ hài cốt và công nghệ AI, hậu thế đã có thể biết được người xưa có dung mạo như thế nào, đặc biệt là các mỹ nhân nổi tiếng. Vậy thì chúng ta cùng trở về thời quá khứ để xem người Trung Quốc xưa có vẻ đẹp như thế nào nhé!
1. Tào Tháo kiêu hùng
Nhắc đến thời Tam Quốc, không thể không nhắc tới Tào Tháo – người được cho là nổi tiếng gian hùng. Trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa", Tào Tháo được miêu tả như sau: "Thân cao bảy thước, mắt mỏng, râu dài, họ Tào, tên Tháo, tên tự là Mạnh Đức". Từ miêu tả này, độc giả có thể hình dung ra không?
Năm 2014, một chuyên gia nổi tiếng về ngoại hình tội phạm đã dùng công nghệ khôi phục để tái hiện lại gương mặt của Tào Tháo. Khi nhìn thấy gương mặt này, nhiều người cho rằng gương mặt này "không giống một anh hùng" và khác xa tưởng tượng của họ.
Dung mạo Tào Tháo được khôi phục bởi một chuyên gia nghiên cứu tội phạm. Ảnh: Sohu.
2. Công chúa Tiểu Hà
Năm 2003, các chuyên gia khảo cổ đã khai quật được thi thể khô của một cô gái tại khu tự trị Tân Cương. Dù trải qua hàng ngàn năm, những đường nét trên gương mặt cô gái vẫn được lưu giữ tương đối nguyên vẹn.
Gương mặt công chúa Tiểu Hà được tài hiện thông qua chính xác ướp của cô. Ảnh: Kknews.
3. Mỹ nhân Lâu Lan
Thi thể của cô gái này được tìm thấy vào năm 1934, tại Lâu Lan, Tân Cương, bởi một đoàn thám hiểm. Khi nắp quan tài được mở ra, lớp khăn che trên người đã bị phong hóa. Cô gái có gương mặt thanh tú, có đôi môi hơi chếch lên trên.
Bản khôi phục gương mặt này được cho là chưa thành công lắm, vì gương mặt có thể xinh đẹp hơn nữa.
Mỹ nhân Lâu Lan từng được mong đợi có ngoại hình vượt trội hơn bản phục chế này. Ảnh: Kknews
4. Tác giả Tây Du Ký – Ngô Thừa Ân
Thông qua hộp sọ của Ngô Thừa Ân, giáo sư Triệu Thành Văn của Học viện Cảnh sát Hình sự Trung Quốc đã khôi phục lại gương mặt của ông. Sau khi khôi phục, mọi người đều cho rằng ông có ngũ quan hài hòa, gương mặt thanh tú, đúng phong thái của một học giả thời Minh.
Gương mặt của Ngô Thừa Ân được giáo sư Học viện Cảnh sát Hình sự phục dựng bằng AI.
5. Phu nhân Mã Vương Đôi
Đây chính là gương mặt của vị phu nhân tuyệt sắc cách đây hơn 2200 năm. Bà là vợ của một tể tướng nhà Tây Hán ở Hồ Nam. Khi mất bà đã khoảng 50 tuổi, dưới đây là bức tượng phục chế gương mặt của bà hồi trẻ.
Vị phu nhân trong lăng mộ Mã Vương Đôi - một trong những công trình khảo cổ quan trọng nhất tại Trung Quốc. Ảnh: Toutiao
6. Mỹ nhân Lăng Huệ Bình
Năm 2002, các công nhân xây dựng đã phát hiện một ngôi mộ thời Hán tại khu vực thành phố Liên Vân Cảng, Hồ Nam. Thi thể người phụ nữ được bảo vệ nguyên vẹn do được ngâm trong nước biển, là thi thể đứng thứ ba về độ nguyên vẹn trong số các thi thể được bảo quản theo phương pháp bảo quản ướt tại Trung Quốc.
Mỹ nhân thời Hán có nhan sắc tương đối xinh đẹp. Ảnh: Kknews
7. Hương Phi
Đây là gương mặt đã được phục chế từ thi thể người phụ nữ tại tỉnh An Huy (Trung Quốc), được mệnh danh là "Hương Phi" bởi hương thơm phát ra từ trong quan tài của cô.
Lăng mộ tỏa mùi hương của Hương Phi từng gây chấn động giới khảo cổ. Ảnh: Sohu.
8. Vua Khang Hy
Khang Hy là một trong những vị hoàng đế đầu tiên được khôi phục khuôn mặt bằng công nghệ từ máy tính. Đây là khuôn mặt ông khi ông khoảng 50 tuổi, từ những bức chân dung còn tồn tại đến ngày nay.
Khang Hy có gương mặt hiền từ, điềm đạm. Ảnh: Kknews
9. Chủ nhân ngôi mộ Lão Sơn Hán
Đây là gương mặt của chủ nhân ngôi mộ thời Tây Hán, được khai quật năm 2000. Người phụ nữ này cũng là một trong những gương mặt đầu tiên được khôi phục nhờ công nghệ 3D của các trung tâm nghiên cứu thuộc đại học ở Trung Quốc.
Chủ nhân ngôi mộ Lão Sơn Hán có tướng mạo phúc hậu, dịu dàng. Ảnh: Kknews
Các độc giả có nhận xét gì về những gương mặt đã được phục chế của người Trung Quốc xưa?