Động vật nào có lực cắn mạnh nhất thế giới?

Google News

Mới đây, Live Science đăng tải bài viết về danh sách những động vật còn sống và tuyệt chủng có lực cắn mạnh nhất được ghi nhận.

Lực cắn, theo một nghiên cứu được công bố trên Frontiers, là lực mà các cơ và xương của hàm trên và hàm dưới tạo ra khi động vật cắn. Những động vật có lực cắn mạnh thường không gặp vấn đề gì khi kẹp chặt con mồi đang vùng vẫy. Một số kẻ săn mồi thậm chí có thể xuyên thủng con mồi với bộ giáp đặc biệt cứng cáp.

Trong số tất cả các sinh vật còn sống ngày nay, cá sấu nước mặn (Crocodylus porosus ) có lực cắn mạnh nhất được biết đến, ở mức 16.460 newton, một nghiên cứu năm 2012 trên tạp chí PLOS One. Để so sánh. Bất cứ thứ gì kết thúc trong hàm của một con cá sấu nước mặn đều phải chịu lực cực mạnh trong lúc nó hấp hối.

Nhà cổ sinh vật học Gregory M. Erickson đo lực cắn của cá sấu. (Ảnh của: Gregory M. Erickson qua Đại học Bang Florida).

Trong thế giới tự nhiên hiện tại có hai ứng cử viên có thể thách thức hoặc đánh bại cá sấu nước mặn, nhưng lực cắn của chúng chưa được đo lường trong môi trường sống vì những con vật này là loài săn mồi dưới nước.

Nếu được xác nhận, lực cắn mạnh nhất có thể là của Orcinus orca (cá voi sát thủ, còn gọi là cá heo đen lớn hay cá hổ kình), ước tính khoảng 84.516 newton bởi Hiệp hội cá mập Hà Lan, theo sau là lực cắn của cá mập trắng lớn (Carcharodon carcharias), vào khoảng 18.000 newton, theo các mô hình máy tính được sử dụng trong một nghiên cứu năm 2008 đăng trên tạp chí Journal of Zoology.

Khủng long T. rex từng là kẻ săn mồi đáng sợ cách đây từ khoảng 68 triệu đến 66 triệu năm trước. (Ảnh minh họa).

Trong số các loài động vật đã tuyệt chủng, khủng long T. rex có thể từng là vua, với sức sát thương 35.000 newton khi nó dậm chân trên Trái Đất từ khoảng 68 triệu đến 66 triệu năm trước. Còn loài cá mập khổng lồ Megalodon đã khủng bố các vùng biển từ 15 triệu đến 3,6 triệu năm trước với lực cắn lên tới 182.200 newton. Tuy nhiên, vẫn còn những câu hỏi về việc liệu cá mập có thể đánh bại khủng long hay không?

Jack Tseng một nhà sinh vật học giải thích rằng chúng rất khó đối đầu với nhau vì hàm của cá mập và khủng long có các loại và số lượng răng khác nhau.

Cá mập Megalodon dù được cho là đã tuyệt chủng, nhưng cho đến hiện tại, nhiều người vẫn tự hỏi liệu nó có còn tồn tại ở những điểm sâu nhất ở đáy đại dương của Trái Đất hay không?. (Ảnh minh họa).

Lực cắn có thể được đo trực tiếp hoặc ước tính gián tiếp. Động vật còn sống có thể cắn trên máy đo lực, đó là cách các nhà khoa học đo lực cắn cực mạnh của cá sấu nước mặn. Đối với những động vật còn sống mà các nhà khoa học chưa thể kiểm tra theo cách này, chẳng hạn như cá voi sát thủ và cá mập, lực cắn dựa trên những gì đã biết về cấu trúc cơ thể, hình dạng và loại con mồi mà chúng săn.

Động vật tuyệt chủng phức tạp hơn. Chỉ còn lại xương hàm trong một hộp sọ, đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu sử dụng mô phỏng máy tính để tái tạo cơ hàm đã bị phân hủy từ lâu.

Theo Quốc Tiệp/Người Đưa Tin

>> xem thêm

Bình luận(0)