Sứa Mastigias papua. Nghe có vẻ khó tin, nhưng ngay cả sứa cũng có thể trở thành nông dân. Những “nông dân” sứa trồng tảo ngay bên trong các mô của chính nó. Mỗi ngày, loài động vật này thường tự định hướng để có được ánh sáng mặt trời tối đa đảm bảo tảo quang hợp phát triển mạnh. Chúng dành phần lớn thời gian đuổi theo ánh sáng mặt trời và chăm sóc cho cây trồng.Con ốc Littoraria irrorata. Đây là đại diện tiêu biểu của những loài động vật thân mềm trong danh sách các nông dân động vật. Loài này thường được tìm thấy ở khu vực Đông Nam nước Mỹ, thích ăn loại nấm mọc trên lá cỏ cordgrass chết. Những con ốc thông minh sử dụng dải răng giống chiếc lưỡi thô để cắt rãnh ở lá cordgrass, tạo ra môi trường phát triển hoàn hảo cho loài nấm yêu thích của chúng. Chúng cũng bón phân cho cây trồng bằng cách đi vệ sinh vào trong các rãnh để giúp các loại nấm phát triển.Những con kiến “nông dân”. Cách kiến nuôi rệp giống như cách con người nuôi bò để lấy sữa. Chúng nuôi các loài côn trùng khác như rệp, sâu bướm để lấy dịch ngọt tiết ra từ những loài côn trùng này. Chúng bảo vệ côn trùng khỏi sự đe dọa từ bên ngoài và luôn mang theo chúng khi di cư. Khi đến mùa thu hoạch chất ngọt từ côn trùng, kiến sẽ “vắt sữa” bằng cách dùng râu của chúng. Trong trường hợp vật nuôi ngoan cố, kiến sẽ cắt các cánh của rệp để "thuần hóa", ngăn chúng khỏi bay đi khi trưởng thành.Bọ cánh cứng Ambrosia. Loài bọ này được đặt tên theo loại nấm mà chúng trồng, thuộc nhóm côn trùng chuyên đục gỗ và ăn nấm cộng sinh. Bọ Ambrosia đưa nấm vào cây redbay hay các cây họ nguyệt quế khác bằng cách đào tổ và đẻ trứng trên cây. Mầm bệnh di chuyển qua mạch cây và gây nên bệnh héo rũ.Cá trinh nữ (Damselfish). Những “nông dân” này là loài cá duy nhất biết sản xuất nông nghiệp. Cá trinh nữ trồng tảo, để bảo vệ cây trồng chúng có thể hung hăng tấn công các sinh vật khác bơi quá gần, ngay cả các thợ lặn. Loại tảo mà loài cá này thích có khả năng sinh tồn yếu, so với các loài tảo khác. Do đó, nếu tảo không được bảo vệ nghiêm ngặt thì khả năng sống sót rất thấp. Trong thực tế, loài tảo quý hiếm có xu hướng chỉ tồn tại trong lãnh thổ bảo vệ của cá trinh nữ.Mối. Mối là loài có tổ chức xã hội phức tạp nhất trong vương quốc động vật. Giống như kiến cắt lá, nhiều loài mối là những “nông dân” trồng nấm. Các gò mối khổng lồ được xây dựng rất phức tạp, có kiểm soát nhiệt độ để duy trì môi trường phát triển lý tưởng cho nguồn thức ăn chính của chúng là nấm.Kiến cắt lá. Sở dĩ loài kiến ở Trung và Nam Mỹ này được gọi là kiến cắt lá vì chúng thường cắt và thu thập lá cây. Tuy nhiên kiến cắt lá không thực sự ăn lá cây. Thay vào đó, chúng thu thập lá để trồng một loại nấm làm thức ăn (nấm được cấy trồng trên lá cây chúng tha về). Đây là một trong bảy nhà nông tuyệt vời nhất thế giới động vật. Mời quý vị xem video: Thế giới động vật kỳ thú - Rắn ngược mình trên cây nuốt chửng kỳ đà
Sứa Mastigias papua. Nghe có vẻ khó tin, nhưng ngay cả sứa cũng có thể trở thành nông dân. Những “nông dân” sứa trồng tảo ngay bên trong các mô của chính nó. Mỗi ngày, loài động vật này thường tự định hướng để có được ánh sáng mặt trời tối đa đảm bảo tảo quang hợp phát triển mạnh. Chúng dành phần lớn thời gian đuổi theo ánh sáng mặt trời và chăm sóc cho cây trồng.
Con ốc Littoraria irrorata. Đây là đại diện tiêu biểu của những loài động vật thân mềm trong danh sách các nông dân động vật. Loài này thường được tìm thấy ở khu vực Đông Nam nước Mỹ, thích ăn loại nấm mọc trên lá cỏ cordgrass chết. Những con ốc thông minh sử dụng dải răng giống chiếc lưỡi thô để cắt rãnh ở lá cordgrass, tạo ra môi trường phát triển hoàn hảo cho loài nấm yêu thích của chúng. Chúng cũng bón phân cho cây trồng bằng cách đi vệ sinh vào trong các rãnh để giúp các loại nấm phát triển.
Những con kiến “nông dân”. Cách kiến nuôi rệp giống như cách con người nuôi bò để lấy sữa. Chúng nuôi các loài côn trùng khác như rệp, sâu bướm để lấy dịch ngọt tiết ra từ những loài côn trùng này. Chúng bảo vệ côn trùng khỏi sự đe dọa từ bên ngoài và luôn mang theo chúng khi di cư. Khi đến mùa thu hoạch chất ngọt từ côn trùng, kiến sẽ “vắt sữa” bằng cách dùng râu của chúng. Trong trường hợp vật nuôi ngoan cố, kiến sẽ cắt các cánh của rệp để "thuần hóa", ngăn chúng khỏi bay đi khi trưởng thành.
Bọ cánh cứng Ambrosia. Loài bọ này được đặt tên theo loại nấm mà chúng trồng, thuộc nhóm côn trùng chuyên đục gỗ và ăn nấm cộng sinh. Bọ Ambrosia đưa nấm vào cây redbay hay các cây họ nguyệt quế khác bằng cách đào tổ và đẻ trứng trên cây. Mầm bệnh di chuyển qua mạch cây và gây nên bệnh héo rũ.
Cá trinh nữ (Damselfish). Những “nông dân” này là loài cá duy nhất biết sản xuất nông nghiệp. Cá trinh nữ trồng tảo, để bảo vệ cây trồng chúng có thể hung hăng tấn công các sinh vật khác bơi quá gần, ngay cả các thợ lặn. Loại tảo mà loài cá này thích có khả năng sinh tồn yếu, so với các loài tảo khác. Do đó, nếu tảo không được bảo vệ nghiêm ngặt thì khả năng sống sót rất thấp. Trong thực tế, loài tảo quý hiếm có xu hướng chỉ tồn tại trong lãnh thổ bảo vệ của cá trinh nữ.
Mối. Mối là loài có tổ chức xã hội phức tạp nhất trong vương quốc động vật. Giống như kiến cắt lá, nhiều loài mối là những “nông dân” trồng nấm. Các gò mối khổng lồ được xây dựng rất phức tạp, có kiểm soát nhiệt độ để duy trì môi trường phát triển lý tưởng cho nguồn thức ăn chính của chúng là nấm.
Kiến cắt lá. Sở dĩ loài kiến ở Trung và Nam Mỹ này được gọi là kiến cắt lá vì chúng thường cắt và thu thập lá cây. Tuy nhiên kiến cắt lá không thực sự ăn lá cây. Thay vào đó, chúng thu thập lá để trồng một loại nấm làm thức ăn (nấm được cấy trồng trên lá cây chúng tha về). Đây là một trong bảy nhà nông tuyệt vời nhất thế giới động vật.
Mời quý vị xem video: Thế giới động vật kỳ thú - Rắn ngược mình trên cây nuốt chửng kỳ đà