Một con quái vật kỳ lạ thân dài khoảng 1,5m, mảnh mai, thoạt nhìn, nó giống như một con rắn. Nhưng mồm của nó có tới hơn 300 chiếc răng đã sa lưới một thuyền đánh cá của Bồ Đào Nha.Sau khi xác định, các chuyên gia cho biết loài cá này là cá mập diềm thuộc một loài "cá mập có vảy" (Frilled shark) quý hiếm.Loài cá mập này sống sâu gần đáy đại dương với tên gọi được đặt do nó có bộ mang gồm sáu chiếc xếp chồng đều lên nhau, trông giống như một chiếc cổ áo diềm xếp nếp ở phía sau đầu của nó.Tổ tiên chúng là loài cá mập 80 triệu năm trước, thường được tìm thấy dưới biển với độ sâu 1.500m và hiện là một trong 2 loài sinh vật vẫn còn sống cho tới nay. Vì vậy, cá mập diềm còn được gọi là "hóa thạch sống".Loài cá này sống ở vùng nhiệt đới và cận cực ở các đại dương. Chúng thường sống ở độ sâu 1.500 mét và người ta hiếm khi thấy chúng xuất hiện ở độ sâu nhỏ hơn 1.200 mét.Cá mập diềm là loài săn mồi, chúng có thể lao đến và nuốt chửng con mồi ngay cả khi nó khá lớn. Cơ thể của chúng nhìn rất giống mọt con lươn khổng lồ.Các nhà khoa học từng tin rằng cá mập diềm mang xếp luồn lách trong nước như một con lươn.Nhưng theo Trung tâm nghiên cứu cá mập ReefQuest, khoang cơ thể của nó có hình thon dài và chứa một lá gan khổng lồ được tưới máu với mật độ thấp và hydrocarbon, khiến cá mập di chuyển dễ dàng ở độ sâu.Miệng của chúng nằm ở phần trên của đầu chứ không phải bên dưới như hầu hết các loại cá mập khác và chúng có răng ba lá nhỏ ở cả hai hàm.Các răng của chúng cách nhau một khoảng khá rộng. Hàm của chúng rất dài, trái ngược với hàm dưới của hầu hết cá mập.Cá mập diềm sinh sản thông qua thụ tinh bên trong và sinh con. Tuy nhiên, chúng không kết nối với con non thông qua nhau thai, giống như ở hầu hết các động vật có vú khác. Thay vào đó, phôi sống nhờ năng lượng thu được từ túi noãn hoàng và chỉ sau khi con non có thể tự mình sống sót, con mẹ mới sinh con ra.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Một con quái vật kỳ lạ thân dài khoảng 1,5m, mảnh mai, thoạt nhìn, nó giống như một con rắn. Nhưng mồm của nó có tới hơn 300 chiếc răng đã sa lưới một thuyền đánh cá của Bồ Đào Nha.
Sau khi xác định, các chuyên gia cho biết loài cá này là cá mập diềm thuộc một loài "cá mập có vảy" (Frilled shark) quý hiếm.
Loài cá mập này sống sâu gần đáy đại dương với tên gọi được đặt do nó có bộ mang gồm sáu chiếc xếp chồng đều lên nhau, trông giống như một chiếc cổ áo diềm xếp nếp ở phía sau đầu của nó.
Tổ tiên chúng là loài cá mập 80 triệu năm trước, thường được tìm thấy dưới biển với độ sâu 1.500m và hiện là một trong 2 loài sinh vật vẫn còn sống cho tới nay. Vì vậy, cá mập diềm còn được gọi là "hóa thạch sống".
Loài cá này sống ở vùng nhiệt đới và cận cực ở các đại dương. Chúng thường sống ở độ sâu 1.500 mét và người ta hiếm khi thấy chúng xuất hiện ở độ sâu nhỏ hơn 1.200 mét.
Cá mập diềm là loài săn mồi, chúng có thể lao đến và nuốt chửng con mồi ngay cả khi nó khá lớn. Cơ thể của chúng nhìn rất giống mọt con lươn khổng lồ.
Các nhà khoa học từng tin rằng cá mập diềm mang xếp luồn lách trong nước như một con lươn.
Nhưng theo Trung tâm nghiên cứu cá mập ReefQuest, khoang cơ thể của nó có hình thon dài và chứa một lá gan khổng lồ được tưới máu với mật độ thấp và hydrocarbon, khiến cá mập di chuyển dễ dàng ở độ sâu.
Miệng của chúng nằm ở phần trên của đầu chứ không phải bên dưới như hầu hết các loại cá mập khác và chúng có răng ba lá nhỏ ở cả hai hàm.
Các răng của chúng cách nhau một khoảng khá rộng. Hàm của chúng rất dài, trái ngược với hàm dưới của hầu hết cá mập.
Cá mập diềm sinh sản thông qua thụ tinh bên trong và sinh con. Tuy nhiên, chúng không kết nối với con non thông qua nhau thai, giống như ở hầu hết các động vật có vú khác. Thay vào đó, phôi sống nhờ năng lượng thu được từ túi noãn hoàng và chỉ sau khi con non có thể tự mình sống sót, con mẹ mới sinh con ra.