Trong những năm gần đây, tỉ lệ cá mập 2 đầu xuất hiện ngoài tự nhiên ngày càng nhiều. Năm 2013, một ngư dân tại Florida đã câu được một cô cá mập bò đang mang thai. Bên trong đó có trứng, chứa một bào thai 2 đầu.Hay như năm 2011, cá mập xanh 2 đầu cũng được phát hiện ra tại vịnh California. Cá mập xanh cũng là loài có tỉ lệ sản sinh ra cá mập 2 đầu lớn nhất, vì chúng đẻ rất nhiều - tới 50 con/lứa.Vào năm 2008, một ngư dân có tên là Christopher Johnston đang đánh cá ở Ấn Độ Dương cách Tây Úc khoảng 200 đến 900 dặm, trong quá trình kéo lưới, anh ta đã phát hiện ra một con cá mập xanh đang mang thai.Khi mổ bụng con cá mập đó ra, anh phát hiện bên trong có một bào thai hai đầu. Anh quyết định chụp lại và chia sẻ bức ảnh trên sau khi các nhà khoa học xác nhận phát hiện ra một bào thai cá mập bò hai đầu khác lạ, ngoài khơi bờ biển Mexico.Gần đây nhất, các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha đã phát hiện ra một phôi thai hai đầu trong trứng của một con cá mập mèo đuôi cưa Đại Tây Dương trong một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm - lần đầu tiên sự bất thường được quan sát thấy ở một loài đẻ trứng.Valentín Sans-Coma, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, tin rằng một rối loạn di truyền đang diễn ra ở loài cá mập, và nó có thể chính là nguyên nhân gây ra sự biến dạng, mặc dù những quả trứng không bị nhiễm trùng, hóa chất hoặc phóng xạ.Ở cá mập hoang dã, có thể có nhiều lý do dẫn đến sự xuất hiện hàng loạt của phôi hai đầu như virus, rối loạn trao đổi chất, ô nhiễm và giao phối cận huyết do đánh bắt quá mức đều có thể đóng một vai trò nào đó.Trước đó, Nicolas Ehemann - chuyên gia của ĐH Malaga cho biết, gene của cá mập đang đột biến mạnh hơn, và vấn đề là chúng không hề tiếp xúc với bất kỳ hóa chất hay chất phóng xạ nào cả.Vậy tại sao? Ehemann cho biết, con người chính là nguyên nhân, mà cụ thể chính là việc chúng ta khai thác thuỷ hải sản quá mức cần thiết. Theo ông, việc đánh bắt cá quá mức làm giới hạn sự đa dạng gene của cá mập, khiến cho các bất ổn trong gene nhiều khả năng lộ diện, tạo ra những cá mập con 2 đầu.Vấn đề nằm ở chỗ, cơ thể của cá mập 2 đầu không thể phát triển tốt, và tuổi thọ rất ngắn. Ehemann cũng thừa nhận rằng các dị tật của cá mập không dễ nghiên cứu vì cho tới nay chúng ta mới chỉ thu thập được khá ít mẫu vật."Tôi muốn nghiên cứu những điều này, nhưng không giống như việc bạn giăng lưới và bắt cá mập hai đầu thường xuyên như vậy". "Đó là ngẫu nhiên", ông nói.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Trong những năm gần đây, tỉ lệ cá mập 2 đầu xuất hiện ngoài tự nhiên ngày càng nhiều. Năm 2013, một ngư dân tại Florida đã câu được một cô cá mập bò đang mang thai. Bên trong đó có trứng, chứa một bào thai 2 đầu.
Hay như năm 2011, cá mập xanh 2 đầu cũng được phát hiện ra tại vịnh California. Cá mập xanh cũng là loài có tỉ lệ sản sinh ra cá mập 2 đầu lớn nhất, vì chúng đẻ rất nhiều - tới 50 con/lứa.
Vào năm 2008, một ngư dân có tên là Christopher Johnston đang đánh cá ở Ấn Độ Dương cách Tây Úc khoảng 200 đến 900 dặm, trong quá trình kéo lưới, anh ta đã phát hiện ra một con cá mập xanh đang mang thai.
Khi mổ bụng con cá mập đó ra, anh phát hiện bên trong có một bào thai hai đầu. Anh quyết định chụp lại và chia sẻ bức ảnh trên sau khi các nhà khoa học xác nhận phát hiện ra một bào thai cá mập bò hai đầu khác lạ, ngoài khơi bờ biển Mexico.
Gần đây nhất, các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha đã phát hiện ra một phôi thai hai đầu trong trứng của một con cá mập mèo đuôi cưa Đại Tây Dương trong một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm - lần đầu tiên sự bất thường được quan sát thấy ở một loài đẻ trứng.
Valentín Sans-Coma, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, tin rằng một rối loạn di truyền đang diễn ra ở loài cá mập, và nó có thể chính là nguyên nhân gây ra sự biến dạng, mặc dù những quả trứng không bị nhiễm trùng, hóa chất hoặc phóng xạ.
Ở cá mập hoang dã, có thể có nhiều lý do dẫn đến sự xuất hiện hàng loạt của phôi hai đầu như virus, rối loạn trao đổi chất, ô nhiễm và giao phối cận huyết do đánh bắt quá mức đều có thể đóng một vai trò nào đó.
Trước đó, Nicolas Ehemann - chuyên gia của ĐH Malaga cho biết, gene của cá mập đang đột biến mạnh hơn, và vấn đề là chúng không hề tiếp xúc với bất kỳ hóa chất hay chất phóng xạ nào cả.
Vậy tại sao? Ehemann cho biết, con người chính là nguyên nhân, mà cụ thể chính là việc chúng ta khai thác thuỷ hải sản quá mức cần thiết. Theo ông, việc đánh bắt cá quá mức làm giới hạn sự đa dạng gene của cá mập, khiến cho các bất ổn trong gene nhiều khả năng lộ diện, tạo ra những cá mập con 2 đầu.
Vấn đề nằm ở chỗ, cơ thể của cá mập 2 đầu không thể phát triển tốt, và tuổi thọ rất ngắn. Ehemann cũng thừa nhận rằng các dị tật của cá mập không dễ nghiên cứu vì cho tới nay chúng ta mới chỉ thu thập được khá ít mẫu vật.
"Tôi muốn nghiên cứu những điều này, nhưng không giống như việc bạn giăng lưới và bắt cá mập hai đầu thường xuyên như vậy". "Đó là ngẫu nhiên", ông nói.